Rượu ảnh hưởng thế nào đến người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

0

Rượu không trực tiếp gây ra các bệnh về phổi, tuy nhiên, việc sử dụng rượu bia thường xuyên có thể gây hại rất lớn đến phổi, khiến tình trạng bệnh COPD trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí, nhiều trường hợp chúng còn làm trầm trọng thêm các tổn thương trong đường hô hấp.

Việc sử dụng rượu, dù chỉ với lượng vừa phải vẫn có thể làm suy giảm khả năng hô hấp của bạn, đặc biệt khi bạn mắc các bệnh về phổi. Khi đó, bạn nên việc dừng ngay thói quen uống rượu của bạn để cải thiện tình trạng sức khoẻ.

Mối nguy hại của rượu đến phổi

Rượu làm suy giảm sức đề kháng khiến người bệnh dễ nhiễm trùng hơn

Rượu thường gây viêm, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Điều này khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Uống nhiều rượu cũng gây ra sự thiếu hụt chất chống oxy hóa như glutathione, khiến bạn dễ bị stress hơn.

Tổn thương tế bào khi uống rượu có thể khiến bạn mắc các bệnh về phổi nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn còn thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất nguy hiểm hoặc các chất kích thích đường thở khác.

Khả năng làm sạch chất nhầy của bạn cũng có thể bị suy giảm do sử dụng quá nhiều rượu khiến lông mao tổn hại – đây là bộ phận có tác dụng giúp bẫy bụi và vi sinh vật ra ngoài.

Không những vậy, uống quá nhiều rượu còn ảnh hưởng đến các bệnh về tim mạch, điều này càng khiến người mắc bệnh phổi trở nên khó khăn hơn trong quá trình điều trị.

Đọc thêm: Những loại thực phẩm làm trầm trọng thêm bệnh COPD.

Tác động của rượu đến chức năng hô hấp

Bia rượu có thể làm tăng thêm các triệu chứng ở bệnh COPD

Một số bệnh về phổi có liên quan đến việc sử dụng rượu bia, vì vậy khi uống rượu khiến người bệnh tăng thêm các triệu chứng thường xảy ra ở nhiều bệnh phổi mãn tính.

Việc tiêu thụ và sử dụng rượu là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong tăng cao ở người mắc hội chứng suy hô hấp và COPD. Hơn nữa, sử dụng rượu bia trong một thời gian dài sẽ khiến các vấn đề về hô hấp của bạn trở nên trầm trọng hơn và có thể không thể khắc phục được.

Tác động lớn nhất của rượu là có thể phát triển bệnh suy gan (xơ gan), điều này sẽ ảnh hưởng đến những thay đổi trong chức năng phổi của bạn.

Đọc thêm: 10 thay đổi lối sống giúp cải thiện COPD.

Rượu cản trở tác dụng của một số loại thuốc điều trị

Uống rượu sẽ làm tăng tác dụng của cả thuốc giảm lo âu và thuốc giảm đau. Việc này khiến nhịp thở của bạn chậm lại đáng kể đến mức đe dọa tính mạng.

Một số loại thuốc có thể kém hiệu quả hơn bởi sử dụng rượu bia như glucocorticoids. Đây là loại thuốc thường được sử dụng để kiểm soát tình trạng phổi mãn tính, trong khi thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng phổi do vi khuẩn. Bạn có thể tự cảm nhận thấy tác dụng điều trị của những loại thuốc này gần như là không có khi uống rượu trong thời gian dùng thuốc.

Bệnh gan là một trong những hậu quả phổ biến của việc sử dụng rượu mãn tính, làm suy yếu khả năng giải độc gan của loại thuốc bạn đang sử dụng. Nguy hiểm hơn, bạn có thể gặp tác dụng có hại của các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh phổi nếu bạn mắc bệnh gan do rượu.

Nếu bạn mắc COPD hoặc một bệnh phổi mãn tính khác và thích uống đồ uống có cồn, bạn nên hỏi ý kiến và tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và loại thuốc bạn đang dùng, bác sĩ sẽ tư vấn đề lưu lượng tối đa bạn có thể sử dụng rượu bia. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn cách tốt nhất, bạn nên ngừng sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.

Nguồn tham khảo: VerywellHealth

Your Shopping cart

Close