10 thay đổi lối sống giúp cải thiện sức khỏe cho người mắc COPD

0

Sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Nếu tình trạng và những triệu chứng của bệnh ngày càng nặng nề, bạn nên thay đổi một số lối sống lành mạnh để giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

Từ bỏ hút thuốc

Từ bỏ hút thuốc lá sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh COPD

Nếu bạn bị COPD, điều quan trọng nhất là nên bỏ thuốc lá. Hút thuốc không chỉ làm cho bệnh COPD tiến triển nhanh hơn mà còn có thể dẫn đến các bệnh khác như tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ hoặc ung thư.

Có một số phương pháp hỗ trợ hiệu quả có thể giúp ích cho bạn trong việc bỏ thuốc như sử dụng miếng dán nicotine hay các loại thực phẩm chức năng có tác dụng cai thuốc lá.

Theo một nghiên cứu ở Trung Quốc, tỷ lệ sống sót ở những người đã từ bỏ hút thuốc cao hơn rất nhiều.

Đọc thêm: Thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp

Tập thể dục

Nếu bạn có phần lớn thời gian rảnh trong ngày, thì bạn nên đứng dậy và thực hiện các bài tập vận động. Tập thể dục có nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng sức khoẻ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Theo báo cáo năm 2013 trên Tạp chí Hô hấp Châu Âu, tập luyện cường độ cao liên tục có tác dụng tốt nhất để cải thiện sức khỏe hô hấp nếu bạn mắc COPD. Tuy nhiên, nếu bạn không thể duy trì các bài tập cường độ cao vì tình trạng sức khoẻ không cho phép, hãy tập luyện xen kẽ và lựa chọn những bài tập phù hợp với sức của mình, sau đó tăng dần mức độ theo thời gian.

Đọc thêm: Các bài tập thể dục cho người bệnh COPD.

Bỏ đồ ăn vặt

Ăn đồ ăn vặt hoặc các thực phẩm chế biến sẵn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh COPD của bạn. Đồ ăn vặt chứa nhiều calo và chất béo, có thể dẫn đến tăng cân và béo phì. Thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc thở của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn.

Những thay đổi đơn giản về chế độ ăn uống có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của bạn. Theo các nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, việc tăng tiêu thụ trái cây thêm 100g mỗi ngày giúp giảm 24% nguy cơ tử vong trong khoảng thời gian 20 năm.

Ngược lại, ăn thịt đã qua xử lý có hàm lượng nitrat cao có liên quan đến sự tiến triển nhanh chóng của bệnh COPD.

Giữ gìn vệ sinh

Vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là rửa tay xà phòng giúp phòng chống vi khuẩn gây trầm trọng triệu chứng COPD

Mặc dù những nguyên nhân hàng đầu làm phát sinh đợt cấp của COPD là nhiễm trùng phổi và ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ bị đợt cấp của COPD, hãy nhớ rửa tay và tiêm các loại vắc-xin mà bác sĩ đề nghị.

Đợt cấp của bệnh COPD có thể dẫn đến các triệu chứng trầm trọng, có thể phải nhập viện và thậm chí là tử vong, điều quan trọng là phải nhận biết, ngăn ngừa và kiểm soát các đợt cấp của bệnh.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bạn nên tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều chỉnh và cải thiện tình trạng sức khoẻ của bản thân. Hiện tại, COPD vẫn chưa có liệu pháp có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh, tuy nhiên, vẫn có thể giảm và hạn chế các triệu chứng nguy hiểm của bệnh để duy trì sự sống.

Sử dụng liệu pháp oxy

Liệu pháp oxy có nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện giấc ngủ, tâm trạng và sự tỉnh táo về tinh thần. Các nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng sử dụng oxy ít nhất 15 giờ mỗi ngày có thể tăng tỷ lệ sống sót của bạn.

Tránh các tác nhân ảnh hưởng đến tình trạng bệnh

Bạn cần tránh bất cứ điều gì khi bạn tiếp xúc khiến các triệu chứng COPD của bạn trở nên tồi tệ hơn như các loại khói thuốc, khói bụi, đồ ăn gây dị ứng,… Không phải ai cũng sẽ phản ứng tiêu cực với cùng một tác nhân. Các tác nhân này có thể được tìm thấy trong nhà hoặc ngoài trời.

Ưu tiên nghỉ ngơi

Ưu tiên nghỉ ngơi không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế các đợt cấp COPD

Nếu như cơ thể bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi và uể oải cả ngày, bạn cần phải bắt đầu điều chỉnh nhịp độ nghỉ ngơi hằng ngày để có thể tiết kiệm nhiều năng lượng hơn. Việc bảo toàn năng lượng không chỉ giúp bạn vượt qua một ngày mà còn giúp bạn đối phó với tình trạng khó thở liên quan đến COPD.

Cải thiện chất lượng không khí trong nhà

Cải thiện chất lượng không khí trong nhà bạn không chỉ quan trọng đối với những người mắc bệnh mạn tính mà còn mang lại lợi ích cho cả gia đình. Bạn nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa hoặc sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ lọc không khí trong nhà.

Tránh căng thẳng

Căng thẳng có liên quan đến một số bệnh mạn tính bao gồm bệnh tim, đột quỵ và béo phì. Nó thậm chí có thể làm cho các triệu chứng COPD của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kiểm soát sự lo lắng và trầm cảm có thể làm tăng khả năng tuân thủ các phương pháp điều trị theo quy định và cải thiện sức khỏe thể chất của bạn. Ngoài các liệu pháp tâm trí và cơ thể, liệu pháp hành vi nhận thức, thuốc chống trầm cảm và các can thiệp y tế khác cũng có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể của bạn.

Nguồn tham khảo: VerywellHealth

Đọc thêm: Lợi ích của việc đi bộ với người bệnh COPD.

Your Shopping cart

Close