Những loại thực phẩm có thể làm trầm trọng các triệu chứng COPD

0

Để kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bạn cần xem xét kỹ chế độ ăn uống của mình. Một số thực phẩm gây tích nước, dư thừa khí và đầy hơi có thể khiến bạn khó thở hơn. Các triệu chứng COPD của bạn hoàn toàn có thể trở nên tồi tệ hơn nếu lựa chọn các loại thực phẩm sau đây:

Hạn chế sử dụng các loại các loại rau họ cải

Đối với những người mắc bệnh COPD, đầy hơi có thể làm tăng áp lực lên cơ hoành, khiến tình trạng khó thở trở nên trầm trọng hơn.

Không những vậy, có rất nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng gây đầy hơi và chướng bụng. Đặc biệt, các loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn, súp lơ trắng và cải chíp giàu vitamin C và A tuy nhiên lại gây nên những ảnh hưởng không tốt cho người bệnh. Thay vào đó, bạn có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng này qua các loại thực phẩm khác, bao gồm trái cây họ cam quýt, cà rốt, bí và khoai lang.

Đọc thêm: Chế độ ăn của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Không nên sử dụng đồ ngọt, đồ ăn nhanh

Bên cạnh đó, đồ ngọt, nước có ga, bia, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,… cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đầy hơi và chướng bụng. Hơn nữa, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng các loại thực phẩm này bởi chúng chứa nhiều chất béo và do đó tiêu hóa chậm hơn, có thể góp phần gây đầy hơi và thậm chí là béo phì.

Tránh xa muối

Ăn quá nhiều muối có thể làm ảnh hưởng đến các triệu chứng của COPD

Muối dẫn đến việc giữ nước trong cơ thể, có thể làm tăng tình trạng sưng tấy và tích tụ chất lỏng trong phổi. Đối với những bệnh nhân mắc COPD, đặc biệt là những người bị biến chứng của COPD như tăng huyết áp phổi, sự tích tụ chất lỏng này có thể khiến việc thở trở nên khó khăn hơn.

Tổ chức COPD khuyến nghị nên chọn các sản phẩm thực phẩm có lượng muối thấp hoặc có ít hơn 140 mg natri mỗi khẩu phần ăn. Bạn có thể ngạc nhiên bởi hàm lượng muối cao có trong những thực phẩm phổ biến này:

  • Bánh mì
  • Pizza
  • Thịt nguội và thịt ướp muối
  • Súp

Bạn nên chuẩn bị bữa ăn với các nguyên liệu tươi như trái cây, rau, cá, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc là cách chắc chắn để tránh lượng muối không cần thiết. Khi nấu ăn, hãy dùng các loại gia vị thay thế muối.

Đồng thời, cố gắng hạn chế hoặc loại bỏ các thực phẩm chứa nhiều nitrat khỏi chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội và các loại thịt chế biến sẵn khác trong bữa trưa.

Sử dụng một lượng sữa vừa phải

Sử dụng quá nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ khiến triệu chứng COPD trầm trọng thêm

Hàm lượng chất béo cao trong các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, kem và sữa chua) có liên quan đến nguy cơ mắc COPD cao hơn. Theo các chuyên gia, sữa có thể tạo ra nhiều chất nhầy hơn hoặc khiến chất nhầy đặc hơn, điều này khiến cho cảm giác của người bệnh đặc biệt khó chịu khi bị COPD.

Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa còn có thể gây đầy hơi, khiến người bệnh khó thở hơn.

Tuy vậy, các sản phẩm từ sữa cũng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho phổi của bạn, chẳng hạn như canxi, vitamin D, vitamin A, magie và selen. Những loại thực phẩm này cũng có xu hướng chứa nhiều calo có lợi cho một số người mắc bệnh COPD đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ đủ lượng calo hàng ngày do chán ăn.

Do đó, việc kết hợp chúng một cách vừa phải vào chế độ ăn uống của bạn có thể là lựa chọn tốt nhất. Hãy cân nhắc và nói chuyện với các y, bác sĩ về việc thay đổi chế độ sử dụng sữa nhiều chất béo hay ít chất béo là tốt nhất cho bạn.

Theo VerywellHealth

Đọc thêm: Lưu ý khi ăn uống của người bệnh COPD

Your Shopping cart

Close