Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh viêm phổi mạn tính gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD không thể chữa khỏi hoàn toàn tuy nhiên việc điều trị có thể giúp hầu hết những người mắc bệnh kiểm soát triệu chứng, giảm những nguy cơ mắc bệnh liên quan.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD) là tình trạng phổi tiết ra các chất nhầy hạn chế đường lưu thông khí của bạn tới phế nang để trao đổi khí O2 và CO2 trong máu cũng như thải khí CO2 ra ngoài. Nguyên nhân hàng đầu của bệnh COPD là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích hóa học.
Đọc thêm: Các cách hạn chế đợt cấp COPD trong mùa lạnh.
Làm sao để nhận biết đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh COPD.
Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường không xuất hiện cho đến khi phổi tổn thương đáng kể và chúng trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ, bắt đầu bằng ho liên tục, khò khè và tức ngực hoặc tiết đờm nhiều.
Khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính xuất hiện các đợt cấp là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng. Ban đầu các triệu chứng khá là nhẹ, bạn có thể bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường như:
- Khó thở sau khi hoạt động thể chất với tần suất thỉnh thoảng.
- Nhiều chất nhầy vào buổi sáng.
- Ho nhẹ nhưng tái phát nhiều lần.
Khi phổi bị tổn thương nhiều hơn bạn có thể gặp phải một dấu hiệu khó có thể bỏ qua:
- Khó thở sau khi tập thể dục nhẹ
- Thở khò khè khi thở ra
- Tức ngực
- Thường xuyên bị cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Một vài dấu hiệu trở nặng khi thấy bạn cần được chăm sóc y tế:
- Thấy môi hoặc móng tay hơi xanh xám
- Thấy bối rối, lo lắng, ngất xỉu
- Thấy khó thở hoặc không thể nói chuyện
- Tim đập nhanh.
Đọc thêm: Lợi ích của việc đi bộ với người mắc COPD.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?
Hiện nay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu bạn kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe khi ở giai đoạn nhẹ và có sự chuẩn bị để hạn chế các tình trạng nguy hiểm như đợt cấp xảy ra thì bạn sẽ giảm bớt được những biến chứng nguy hiểm và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.
- Bước đầu tiên trong việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là cần tránh xa các tác nhân gây bệnh gồm thuốc lá, khói bụi ô nhiễm.
- Khi ngừng hút thuốc lá nhưng vẫn chưa cải thiện được triệu chứng thì giai đoạn đầu bạn cần điều trị nội khoa bằng thuốc giãn phế quản. Đây là loại thuốc giúp giãn các cơ của đường thở, mở rộng đường thở để bạn có thể thở dễ dàng hơn. Ngoài ra bạn có thể còn được kê thêm thuốc giúp giảm viêm đường thở. Và để tránh các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn tiêm phòng cúm, ho gà và vacxin phế cầu khuẩn.
- Liệu pháp oxy: Nếu mức oxy trong máu của bạn quá thấp, bạn có thể được chỉ định nhận oxy bổ sung thông qua mặt nạ hoặc ống thông mũi để giúp bạn thở tốt hơn. Một số liệu pháp oxy bạn có thể được khuyên dùng từ bác sĩ đó là sử dụng máy tạo oxy hoặc bình nén oxy.
- Dùng máy tạo oxy: Máy tạo oxy lấy oxy từ xung quanh qua quá trình lọc bỏ các tạp chất khí khác để tạo ra lượng oxy tinh khiết (oxy y tế) cho bệnh nhân. Máy tạo oxy là giải pháp tiện lợi cho việc di chuyển linh hoạt, dễ sử dụng, nguồn oxy không bị hạn chế khi dùng. Máy dùng điện và không khí xung quanh để tạo nguồn oxy y tế.
- Dùng bình oxy nén: Oxy y tế được các nhà máy sản xuất oxy công nghiệp nén vào các bình đựng có vỏ kim loại. Bình oxy có tính linh hoạt dễ di chuyển. Tuy nhiên lượng oxy y tế hạn chế, khi hết oxy trong bình cần phải mua thêm và khó kiểm soát lượng oxy còn lại trong bình. Hơn nữa, khi để bình oxy nén trong nhà cần phải chú ý phòng tránh các hiện tượng cháy nổ.
Khác với các bệnh khác. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguyên nhân rõ ràng. Vì thế hãy ngừng ngay việc hút thuốc và phơi nhiễm với môi trường khói độc hại, bụi mịn và các chất hóa học bay hơi. Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và tránh xa các tác nhân gây bệnh để có một sức khỏe tốt.
Nguồn: Vinmec
Đọc thêm: 10 thay đổi lối sống giúp cải thiện sức khỏe cho người mắc COPD.