Quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trong đời sống hàng ngày

0

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh thường xảy ra với những người hút thuốc lâu năm và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, để hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe cũng như đời sống hàng ngày ta cần quản lý thật tốt bệnh COPD trong sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Ho và nhiều đờm là triệu chứng dễ thấy nhất ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ho và nhiều đờm, khó thở là những triệu chứng dễ thấy ở COPD.

COPD là bệnh lý hô hấp mạn tính, đặc trưng là sự tắc nghẽn của luồng không khí thở ra do giới hạn đường thở hoặc phế nang do phơi nhiễm với hạt và khí độc kèm theo sự phát triển bất thường của phổi và bệnh đồng mắc làm tăng tàn phế.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phân loại theo tình trạng khó thở và số lần trở bệnh trong  một năm.

Dấu hiệu nhận biết 

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rất từ từ do cấu trúc của phổi cho đến khi có tổn thương đáng kể . Các triệu chứng của bệnh COPD bao gồm : 

  • Khó thở, phải thở gắng sức khi làm việc nặng hoặc tập thể thao gắng sức 
  • Ho mãn tính 
  • Thở khò khè
  • Hay bị các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi  viêm phế quản, viêm thanh quản
  • Ho có đờm nhất là vào buổi sáng sớm 
  • Đau tức ngực 

Các phương pháp chẩn đoán bệnh COPD

Chụp x-quang giúp nhìn nhận rõ hơn về tình trạng phổi

Một trong những phương pháp chẩn đoán COPD là chụp X-quang.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường được chẩn đoán dựa trên các yếu tố triệu chứng, tiền sử, kết quả khám lâm sàng. Các cách để chẩn đoán bệnh  COPD bao gồm: 

  • Khám sức khỏe nắm bắt được tiền sử phơi nhiễm, tiền sử gia đình.
  • Đo hô hấp ký: Đánh giá chức năng thông khí của phổi dựa trên thở gắng sức thông qua các bài kiểm tra thở sâu. 
  • Chụp X quang phổi : Đánh giá tình trạng kết cấu phổi.
  • Chụp CT lồng ngực : Đánh giá , phát hiện rõ hơn các dấu hiệu của COPD từ chụp X quang. 

Phương pháp cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh không thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên có phương pháp điều trị và giảm tác động của của bệnh:

  • Phương pháp 1: Ngừng tiếp xúc với các yếu tố như thuốc lá , thuốc lá điện tử, khói bụi , khói củi, than, khí độc ,…
  • Phương pháp 2: Sử dụng thuốc bao gồm các loại thuốc hít giúp làm giãn đường thở , có thể sử dụng thuốc giãn phế quản, kháng sinh làm giảm các triệu chứng đi kèm . 
  • Phương pháp 3: Các bài tập phục hồi chức năng hô hấp như thổi bóng,…
  • Phương pháp 4: Người bệnh sẽ được thở oxy hoặc thở máy khi mà tình trạng trở nên trầm trọng. Với trường hợp thở oxy thường có thể thở bình oxy nhưng thường để tiết kiệm chi phí cũng như chất lượng oxy liên tục trong quá trình thở thì máy tạo oxy là giải pháp tối ưu với tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo nguồn oxy y tế luôn trên 93%.
  • Phương pháp 5:  Đối với bệnh nhân COPD ở giai đoạn nặng thì sử dụng phương pháp phẫu thuật  như phẫu thuật giảm thể tích phổi, ghép phổi , cắt phổi.

Sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào?

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ giảm thiểu biến chứng phổi tắc nghẽn mạn tính

Những bệnh nhân bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có phổi rất yếu nên cần xây dựng một thói quen sống lành mạnh để giảm ảnh hưởng, tác động của bệnh đến sinh hoạt hàng ngày:

  • Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc, không khí ô nhiễm khói bụi 
  • Tập các bài tập cho người COPD:
    • Luyện tập ho có kiểm soát giúp đẩy đờm ra ngoài tránh gây tắc đường thở 
    • Kỹ thuật thở ra mạnh khi không đủ sức để ho đẩy đờm
    • Tập thở chúm môi, thở bằng cơ hoành 
    • Tập thể dục thể thao ăn uống lành mạnh 
  • Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 
  • Giữ cân nặng hợp lý: Việc béo phì làm phổi và tim phải hoạt động nhiều hơn 
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp loãng đờm dễ ho ra hơn 
  • Tích cực điều trị , kiểm soát các bệnh đồng mắc 
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên 
  • Giữ cổ ấm trong mùa lạnh 
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ 
  • Luôn chuẩn bị cho những đợt cấp tính như số điện thoại liên lạc , thuốc hỗ trợ, máy trợ thở hoặc máy tạo oxy.

Đọc thêm: Chế độ ăn của người mắc bệnh COPD.

Your Shopping cart

Close