Chế độ ăn của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

0

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Hay còn gọi là COPD) là bệnh thường gặp và những người mắc bệnh cũng hay gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng do ảnh hưởng của các triệu chứng bệnh. Việc thiếu oxy trong máu thường xuyên và việc hút thuốc lá nhiều (Nguyên nhân chính gây ra COPD) sẽ khiến sinh ra các chất gây chán ăn.

Do vậy, để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể, chế độ dinh dưỡng của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần được quan tâm một cách tối ưu nhất.

Người bệnh COPD nên ăn gì?

Thực phẩm giàu protein

Các loại thực phẩm giàu protein như thịt trắng, thị các loài động vật ăn cỏ, trứng, cá,… đều có lợi cho sức khỏe của người bệnh COPD.

Carbohydrate hỗn hợp

Khoai tây, đậu Hà Lan, lúa mạch, yến mạch và các loại đậu,… chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của cơ thể, kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Đây đều là những thực phẩm dễ ăn, không phải nhai nuốt một cách nặng nề giúp người bệnh COPD tiêu hóa nhanh chóng.

Rau quả tươi

Rau củ quả cung cấp vitamin và chất xơ cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Trong trái cây, rau quả tươi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho người bệnh COPD như vitamin, khoáng chất và chất xơ,… vì vậy sử dụng loại thực phẩm này hàng ngày là một thực đơn không thể thiếu. Đặc biệt, các loại rau chứa vitamin D, canxi để bổ sung cho người bệnh là điều cần thiết bởi một số bệnh nhân COPD khi dùng thuốc sẽ có nhu cầu tăng cường canxi.

Thực phẩm giàu kali

Theo các chuyên gia về hô hấp, kali có vai trò quan trọng với các chức năng của phổi. Nếu bị thiếu hụt ion kali sẽ gặp phải các vấn đề về hô hấp, đặc biệt với người đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các loại thực phẩm giàu kali có thể kể đến bao gồm: rau xanh, bơ, măng tây, cà chua, chuối, cam,…

Chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh là chất béo có nguồn gốc từ cá và thực vật như bơ, ô liu, các loại hạt. Người sử dụng nên lưu ý khi ăn uống các chất béo đến từ nguồn gốc khác như gà, vịt, heo,… bởi có chứa nhiều cholesterol.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì?

Ngoài việc hấp thụ các thực phẩm có lợi cho sức khỏe thì người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng nên kiêng một số thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt như tạo khí, đầy hơi,…

Muối

Hấp thụ vừa đủ muối, không quá nhiều hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Muối hoặc natri nếu được hấp thụ quá nhiều làm ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp, tăng gánh nặng cho tim. Người mắc phải COPD đã có áp lực bơm máu nhiều cho phổi để thực hiện chức năng hô hấp, vì vậy càng thêm gánh nặng sẽ càng ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe, đặc biệt là với tim.

Theo các chuyên gia, mỗi bữa ăn không nên chứa quá 300mg natri và cả ngày không quá 600mg natri. Do đó, nếu có thể, hãy thay thế muối bằng các loại thảo mộc, gia vị không chứa muối. Ngoài ra cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có được thực đơn tốt nhất hàng ngày.

Một số loại trái cây

Một số loại trái cây có hạt cứng như: đào, mơ, dưa… có thể gây ra tình trạng đầy hơi do carbohydrate bị lên men trong đường tiêu hóa. Vì vậy khi ăn xong thường sẽ gây đầy bụng khiến việc hô hấp trở nên khó khăn hơn.

Một số loại rau và cây họ đậu

Các loại rau và cây họ đậu như bắp, súp lơ, đậu lăng, tỏi tây, hành,… khi hấp thụ có thể gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng. Tuy nhiên, tùy theo mức độ giai đoạn bệnh kèm theo lượng hấp thụ nhỏ thì người bệnh vẫn có thể sử dụng các loại rau và cây họ đậu này.

Một số sản phẩm từ sữa

Đối với một số bệnh nhân, việc sử dụng các sản phẩm sữa và có nguồn gốc từ sữa như phô mai, bơ,… có thể gây ra tình trạng chất nhầy cơ thể trở nên đặc hơn. Khi chất nhầy đặc hơn thì việc hít thở sẽ trở nên khó khăn hơn, và khả năng ho để long đờm cũng bị hạn chế.

Đồ chiên

Đồ chiên rán chứa nhiều chất béo không lành mạnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Thức ăn nhanh, thực phẩm chiên, xào, nhiều dầu mỡ… có chứa nhiều chất béo không lành mạnh. Những thực phẩm này có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến hơi thở của mọi người nói chung và người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nói riêng. Do đó, người bệnh COPD nên giảm thiểu tối đa việc sử dụng đồ chiên nhất có thể.

Đọc thêm: Chăm sóc người bệnh COPD như thế nào?

Your Shopping cart

Close