Cân nặng quá mức có thể làm trầm trọng triệu chứng COPD

0

Béo phì và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có mối liên hệ với nhau theo nhiều cách. Việc cân nặng quá mức có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng COPD, nhất là khó thở.

Ảnh hưởng của thừa cân đối với tình trạng bệnh COPD

Thừa cân ảnh hưởng rất lớn đến các triệu chứng COPD

COPD và béo phì đều là những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng dẫn đến sức khỏe suy giảm từ từ. Khó thở do COPD có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể, gây mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu vì khó thở mà không thường xuyên tập thể dục có thể dẫn đến lối sống ít vận động, nguy cơ dẫn đến béo phì. Về lâu dài, còn có thể dẫn đến suy tim.

Béo phì cũng ảnh hưởng đến chức năng phổi theo nhiều cách và đặc biệt gây nên tác động tồi tệ hơn nếu bạn mắc bệnh COPD. Cân nặng quá mức làm tăng sức lực cần thiết để hô hấp, vốn đã bị suy giảm ở bệnh COPD.

Các tác dụng phụ khiến bạn khó thở, sự mệt mỏi có thể xảy ra do trọng lượng cơ thể dư thừa, điều này làm tăng thêm sự nặng nề trong các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, đột quỵ, đau tim và mất trí nhớ…

Không những vậy, béo phì có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ. COPD là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tình trạng mất độ bão hòa oxy trong máu. Tác động cộng hợp của béo phì và COPD có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ và dẫn đến hậu quả sức khỏe nghiêm trọng hơn do lượng oxy oxy hóa thấp.

Đọc thêm: 5 cách ngăn chặn tình trạng COPD trở nên tồi tệ hơn.

Cần làm gì để giảm cân?

Tập thể dục và ăn uống lành mạnh giúp giảm cân hiệu quả

Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì mắc bệnh COPD, giảm cân là một khía cạnh quan trọng của việc điều trị. Giảm cân an toàn và hiệu quả thường đòi hỏi sự kết hợp giữa chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.

Tập thể dục và phục hồi chức năng phổi

Tập thể dục được khuyến khích khi bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nhưng bạn nên bắt đầu với chế độ tập thể dục có hướng dẫn từ các y, bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Phục hồi chức năng phổi có thể giúp bạn cải thiện khả năng chịu đựng khi tập thể dục. Việc kết hợp phục hồi chức năng phổi vào kế hoạch điều trị và giảm cân khi mắc COPD còn cải thiện khả năng hô hấp của bạn khi tập thể dục, cũng như khi nghỉ ngơi.

Đọc thêm: Những kiểm tra giúp phát hiện ra COPD.

Ăn kiêng

Hãy hỏi ý kiến các y, bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn để có thể nhận được một liệu trình ăn kiêng những vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng. Ví dụ: nếu bạn bị thiếu chất dinh dưỡng như canxi hoặc vitamin B12, bạn sẽ cần kết hợp các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này khi lập kế hoạch ăn kiêng.

Bệnh tiểu đường cũng có thể sẽ phát sinh nên đây sẽ là một yếu tố phức tạp vì nó đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch cẩn thận cho bữa ăn của mình để tối ưu hóa lượng glucose nạp vào. Và nếu mức cholesterol hoặc chất béo trung tính của bạn cao, bạn cần phải duy trì chế độ ăn kiêng giúp bạn giảm các mức này trong khi giảm cân.

Nếu bạn mắc bệnh mãn tính như COPD, bạn hãy tham khảo thêm các ý kiến ​​​​của chuyên gia dinh dưỡng khi lập kế hoạch ăn kiêng giảm cân để đảm bảo kế hoạch duy trì được lượng dinh dưỡng bạn cần.

Béo phì và COPD là tình trạng phổ biến nhưng có những sự khác nhau trong mối quan hệ giữa hai căn bệnh này. Nếu bạn bị béo phì do mắc bệnh COPD, phương pháp giảm cân lành mạnh có thể giúp ích.

Đọc thêm: Những loại thực phẩm trầm trọng thêm COPD.

Your Shopping cart

Close