Nếu bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bạn có thể bị khó thở. Điều này có thể khiến nhiều hoạt động trở nên khó khăn hơn, thậm chí ngay cả khi ăn uống cũng khiến bạn cảm thấy khó thở.
Tình trạng này khiến người bệnh COPD cảm thấy khó chịu khi sinh hoạt mà còn gây thêm nhiều căng thẳng và mệt mỏi. Nếu bạn cảm thấy khó ăn uống khi mắc bệnh COPD, hãy thử 8 mẹo sau để tránh khó thở khi ăn.
Bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Không ít những người mắc COPD có cân nặng khá nhẹ, gầy gò, suy dinh dưỡng nên lựa chọn tốt nhất là hãy chọn những thực phẩm có nhiều calo. Điều này có thể giữ mức năng lượng của bạn, tác động tích cực đến hơi thở của bạn.
Hãy thử bổ sung vào thực đơn của bạn những thực phẩm giàu protein lành mạnh, chẳng hạn như thịt nạc, cá và thực phẩm có chất béo từ thực vật như dừa, ô liu, bơ và các loại hạt. Tương tự, hãy đảm bảo bổ sung nhiều trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống của bạn, vì chúng sẽ cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng cần thiết để chống nhiễm trùng và giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.
Chọn thực phẩm dễ nhai
Thức ăn khó nhai thường sẽ cũng khó nuốt. Điều này khiến bạn có nguy cơ bị nghẹn, viêm phổi do sặc và thậm chí dẫn đến tử vong. Nhai quá nhiều cũng có thể làm giảm mức năng lượng của bạn, khiến bạn không thể hoàn thành bữa ăn.
Ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng để giữ lại nhiều hơn cho việc thở. Chọn thịt mềm, nấu chín kỹ thay vì những miếng thịt dai có thể hữu ích. Vào những ngày bạn đặc biệt mệt mỏi, hãy cân nhắc một bữa ăn lỏng, chẳng hạn như thực phẩm nguyên chất, sinh tố giàu protein.
Đọc thêm: Những thực phẩm trầm trọng thêm COPD.
Chia nhỏ bữa ăn
Ăn thường xuyên và chia thành nhiều bữa nhỏ hơn có nghĩa là bạn sẽ phải tiêu thụ lượng thức ăn ít hơn trong mỗi bữa, dẫn đến bạn ít khó thở hơn khi ăn. Chuyển sang bữa ăn nhỏ trong ngày cũng có thể làm giảm áp lực trong dạ dày sau khi ăn, giúp bạn dễ thở hơn đồng thời giảm nguy cơ ợ nóng.
Đọc thêm: Lưu ý khi ăn uống của người bệnh COPD.
Làm sạch đường thở của bạn trước khi ăn
Làm thông thoáng đường thở hiệu quả là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị COPD và đặc biệt có lợi cho người mắc bệnh trước bữa ăn. Khi được thực hiện thường xuyên, các kỹ thuật làm thông đường thở có thể giúp loại bỏ đờm (chất nhầy) ra khỏi phổi. Điều này có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn và cảm thấy tốt hơn.
Có một số kỹ thuật thở đường thở khác nhau mà bạn có thể thực hiện, bao gồm:
- Ho có kiểm soát
- Tham gia vật lý trị liệu ở ngực (bằng tay hoặc bằng thiết bị thông thoáng đường thở)
- Dẫn lưu tư thế (thường kết hợp với vật lý trị liệu vùng ngực)
Ăn chậm
Ăn quá nhanh không chỉ cản trở quá trình tiêu hóa mà còn khiến bạn cạn kiệt năng lượng, từ đó việc thở trong bữa ăn trở nên khó khăn hơn nhiều. Khi bạn ngồi ăn, hãy cố gắng kéo dài bữa ăn ít nhất trong 20 phút. Bạn nên thực hiện theo một số thao tác sau để rèn luyện việc ăn chậm lại:
- Ăn từng miếng nhỏ
- Nhai thức ăn của bạn một cách chậm rãi
- Cố gắng có ý thức để thở trong khi ăn
Ăn trong khi ngồi thẳng
Ăn trong khi nằm hoặc tựa lưng thấp có thể gây thêm áp lực lên cơ hoành của bạn. Có một tư thế thích hợp, đặc biệt là trong giờ ăn, sẽ có lợi cho hơi thở của bạn bằng cách giảm áp lực dư thừa lên cơ hoành, cơ hô hấp chính. Vì vậy, nếu có thể, hãy ngồi thẳng trong khi ăn để hạn chế tối đa tình trạng khó thở.
Sử dụng hơi thở mím môi
Thở mím môi là một kỹ thuật thở rất hữu ích khi bạn bị khó thở. Nó cũng có thể giúp giảm bớt lo lắng liên quan đến chứng khó thở và cho phép bạn ăn xong bữa ăn. Hãy thực hiện thở mím môi khi bạn cảm thấy khó thở trong bữa ăn, điều này có thể khiến bạn có thể ngạc nhiên về sự khác biệt mà nó có thể tạo ra.
Để thực hiện thở mím môi, trước tiên, hãy thả lỏng vai bằng cách hạ thấp đôi vai xuống. Sau đó làm theo ba bước sau:
- Hít một hơi bình thường qua mũi và ngậm miệng trong hai giây.
- Chu môi lại như thể bạn sắp hôn ai đó hoặc sắp thổi nến.
- Thở ra thật chậm bằng miệng trong bốn giây.
Hạn chế sử dụng đồ uống khi đang ăn
Khi uống nước trong bữa ăn, bạn có thể nhanh chóng cảm thấy no hoặc chướng bụng, điều này có thể dẫn đến khó thở. Hãy đợi đến cuối bữa ăn hoặc sau khi hoàn thành để uống. Tất nhiên, bạn vẫn có thể uống một ngụm nước trong khi ăn để thức ăn đi xuống dễ dàng hơn.
Ngoài ra, tránh đồ uống có ga, đặc biệt là nước ngọt có đường, vì đường có thể gây viêm và cacbonat có thể khiến hơi thở của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Ăn uống phải là một hoạt động thiết yếu để cung cấp dinh dưỡng giúp sống khỏe mạnh với bệnh COPD. Nếu bạn cảm thấy khó ăn vì khó thở do tình trạng phổi của mình, hãy tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn về các phương pháp trên.
Nguồn tham khảo: VerywellHealth