Nếu bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc biết ai đó mắc bệnh này, có thể bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng trầm cảm và lo lắng là tác dụng phụ thường gặp của căn bệnh phổi gây suy nhược này.
Một nghiên cứu được công bố năm 2010 trên tạp chí Thorax cho thấy, những người mắc bệnh COPD có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn lo âu hơn cao hơn hẳn so với người không mắc bệnh.
Tương tự, trong một nghiên cứu năm 2011 trên hơn 2.000 người trưởng thành có tới 26% người mắc COPD bị trầm cảm. Hơn nữa, trầm cảm và lo lắng kết hợp với COPD có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn. Nếu bạn bị COPD và khó thở, bạn có thể bắt đầu hoảng sợ và lo lắng, điều này khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Trên thực tế, những người mắc bệnh COPD có nguy cơ bị các cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ cao gấp 10 lần so với những người không mắc bệnh này. Để ngăn ngừa tình trạng tâm lý này, hãy tham khảo các y, bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình điều trị.
Đọc thêm: Lợi ích của việc đi bộ với COPD.
Một số loại thuốc hộ trợ trầm cảm
Các loại thuốc chống lo âu như Xanax (Alprazolam) và Valium (Diazepam) thường không phù hợp cho những người mắc bệnh COPD vì những loại thuốc này có xu hướng làm chậm nhịp thở.
Theo một nghiên cứu năm 2019 của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ đã chứng minh rằng việc sử dụng Xanax hoặc Valium ở người lớn mắc cả COPD và rối loạn căng thẳng làm tăng gấp đôi nguy cơ tự tử.
Ngược lại, một số loại thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý có thể giúp điều trị cả chứng lo âu và trầm cảm. Bạn nên chia sẻ cảm giác của mình với bác sĩ một cách rõ ràng để nhận được kế hoạch điều trị cụ thể nhất cho tình trạng bệnh.
Đọc thêm: Lựa chọn điều trị COPD là gì?
Trị liệu bằng phương pháp nhận thức – hành vi (CBT)
CBT là một hình thức trị liệu tâm lý có cấu trúc nhằm giúp bạn thay đổi cách suy nghĩ hoặc cảm nhận về những tình huống mà bạn không thể làm gì được.
Một trong những cách điều trị trầm cảm được nhiều người mắc COPD lựa chọn đó là điều trị chứng trầm cảm hoặc lo âu bằng liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) thay vì dùng thuốc, vì nó đem lại cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh.
Một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí Hô hấp Châu Âu đã báo cáo rằng những người trưởng thành mắc COPD đã cải thiện các triệu chứng trầm cảm sau ba tháng điều trị CBT cao hơn 50% so với những người bình thường.
Đọc thêm: 5 bài tập thở cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân COPD.
CBT có thể là một cách hiệu quả cao để giải quyết tất cả các loại vấn đề liên quan đến trầm cảm hoặc lo lắng do COPD gây ra, thường có tác dụng khá nhanh và không khiến bạn gặp nguy cơ mắc các tác dụng phụ về thể chất của thuốc.
Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu bạn đến nhà tâm lý học hoặc chuyên gia sức khỏe tâm lý để giúp bạn điều trị chứng trầm cảm hoặc lo lắng trong thời gian chữa trị các triệu chứng của COPD.
Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/depression-medication-914805
Lưu ý: Thông tin về sức khỏe trên chỉ được cung cấp cho mục đích tham khảo. Bạn cần gặp các y, bác sĩ có chuyên môn để điều trị theo chỉ định