Căng phồng phổi quá mức (CPPQM) thông thường được hiểu như là hiện tượng tăng một cách bất thường dung tích cặn chức năng (FRC), tức là tăng thể tích phổi cuối thì thở ra bình thường. Tình trạng này thường gặp ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Phổi căng quá mức có nghĩa là bạn không thể hít vào nhiều không khí mới khi thở, lúc đó sẽ có ít oxy lưu thông trong cơ thể hơn. Ngoài việc gây ra các vấn đề về hô hấp, phổi quá căng còn có thể dẫn đến suy tim.
Triệu chứng căng phồng phổi quá mức
Tình trạng phổi quá căng sẽ khiến khả năng vận động của bạn giảm sút. Ngược lại, bạn có thể thường xuyên gặp phải tình trạng không thể dung nạp khí khi tập thể dục, đây là hiện tượng thường gặp khi phổi quá căng phồng. Thậm chí, bạn sẽ cảm thấy kiệt sức và khó thở ngay cả khi hoạt động bình thường.
Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác khi phổi căng phồng quá mức như:
- Khó hít vào
- Khó thở
- Hụt hơi
- Mệt mỏi
Theo thời gian, áp lực trong khoang ngực tăng lên có thể gây ra những thay đổi ở tâm thất trái của tim. Những thay đổi này có thể làm giảm khả năng bơm máu ra khỏi tim của tâm thất, dẫn đến suy tim.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng phổi quá căng là đó là do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Khi đó:
- Khí phổi thũng (sự mở rộng và phá hủy các túi khí của phổi gọi là phế nang không thể phục hồi được).
- Viêm phế quản mãn tính (thu hẹp và tắc nghẽn hai đường dẫn khí chính của phổi, gọi là phế quản), do viêm lâu ngày
Các nguyên nhân khác của tình trạng phổi căng phồng có thể bao gồm:
- Hen suyễn
- Giãn phế quản
- Viêm tiểu phế quản
- Bệnh xơ nang
Tình trạng căng phổi quá mức có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của COPD, nhưng thường nghiêm trọng hơn ở giai đoạn tiến triển.
Chẩn đoán căng phồng phổi quá mức
Tình trạng căng phồng phổi quá mức có thể khó chẩn đoán vì các triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn các tình trạng khác. Thông thường bạn sẽ cần gặp bác sĩ chuyên khoa về bệnh phổi để chẩn đoán phổi quá căng phồng thông qua khám thực thể, tiền sử bệnh và xét nghiệm hình ảnh.
Dựa vào việc lắng nghe những âm thanh lạ trong hơi thở bằng ống nghe, bao gồm cả những âm thanh có thể là dấu hiệu hở van hoặc tiếng thổi ở tim. Bác sĩ cũng sẽ khám lồng ngực của bạn và xem nó di chuyển như thế nào khi bạn thở, vì đôi khi nó có thể trông bất thường nếu bạn bị căng phổi quá mức do COPD.
Tình trạng siêu căng phồng phổi có thể được phát hiện qua các xét nghiệm hình ảnh, bao gồm:
- Chụp X-quang ngực (hình ảnh chi tiết về phổi, tim và đường hô hấp)
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) (nhiều hình ảnh X-quang tạo ra các “lát cắt” ba chiều của khoang ngực)
- Siêu âm tim (kiểm tra các vấn đề về tim)
- Ngoài ra, các bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm chức năng phổi (PFT) để xem phổi của bạn hoạt động như thế nào. PFT đo thể tích phổi, dung tích phổi, tốc độ luồng khí và sự trao đổi khí.
Điều trị
Việc điều trị chứng của tình trạng căng phồng phổi quá mức phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Các phương pháp điều trị có thể cho phổi quá căng bao gồm:
- Thuốc giãn phế quản (thuốc giúp mở rộng phế quản)
- Các bài tập thở (chẳng hạn như thở bằng môi để giúp mở rộng đường thở)
- Liệu pháp oxy (khôi phục oxy trong máu về mức bình thường)
- Phẫu thuật giảm thể tích phổi (giảm bớt sự chèn ép lên phổi và tim khi các phương pháp điều trị khác không giúp ích)
Các bài tập như thở mím môi đã được chứng minh là cải thiện độ bão hòa oxy khi nghỉ ngơi ở những người mắc bệnh COPD. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy những bài tập này cũng làm tăng sức chịu đựng của bạn khi tập thể dục, thậm chí cải thiện khả năng thở ở một số bệnh nhân.
Tình trạng căng phồng phổi quá mức có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, khó thở và không dung nạp khi tập thể dục. Nguyên nhân phổ biến nhất là COPD, nhưng hen suyễn, xơ nang và giãn phế quản cũng có thể gây ra tình trạng căng phổi quá mức.
Nguồn tham khảo: Verywellhealth