Nguyên nhân gây khó thở sau khi ăn ở người COPD?

0

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường khiến người bệnh cảm thấy khó thở sau khi ăn. Cảm giác khó thở này có thể khiến người mắc COPD khó chịu thậm chí là đau đớn. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau bữa ăn, hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết nhé.

Tại sao COPD gây khó thở sau khi ăn

COPD hoàn toàn có thể gây khó thở sau khi ăn bởi các tình trạng bệnh lý

Theo tổ chức COPD, việc khó thở sau khi ăn không phải là hiếm nếu bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các lý do gây khó thở bao gồm:

Ăn no khiến người bệnh có ít chỗ để thở hơn:

Sau khi ăn uống, bụng bạn sẽ được lấp đầy bởi thức ăn, chính vì vậy sẽ cảm thấy đầy hơi và khó thở nhiều hơn. Theo tổ chức COPD, khi dạ dày đầy lên, nó sẽ ép vào phổi, khiến phổi khó giãn nở hơn.

Phổi đang căng phồng quá mức

Nhiều người mắc bệnh COPD cũng phải gặp phải tình trạng phổi tăng phồng, đó là khi không khí bị mắc kẹt liên tục. Phổi tăng phồng xảy ra khi phổi mất đi tính đàn hồi, vì lúc này phổi không thể giãn ra hoặc trở lại thể tích thở ra bình thường nên không thể thở ra hoàn toàn. Khi không khí bị mặc kẹt lại, người bệnh COPD sẽ càng cảm thấy khó thở hơn.

Kiểu thở nuốt có thể có vấn đề

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự mất phối hợp giữa thở và nuốt có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng COPD. Một nghiên cứu năm 2009, cho thấy một số người mắc bệnh COPD nuốt trong khi hít vào hoặc ngay sau đó và điều này có thể gây khó thở. Nói cách khác, thời điểm nuốt có thể cản trở hơi thở.

Đọc thêm: Lưu ý khi ăn uống của người mắc bệnh COPD

Phải làm gì nếu bạn cảm thấy khó thở sau khi ăn

Người bị COPD nên ăn nhiều rau quả xanh để bổ sung vitamin cho bản thân

Ăn nhiều rau quả để bổ sung vitamin cho bản thân.

Nếu bạn sống chung với bệnh COPD và cảm thấy khó thở sau khi ăn, có một số kĩ thuật bạn có thể thử để giúp việc thở trở nên dễ dàng hơn. Theo hiệp hội Phổi Hoa Kỳ và tổ chức COPD, đây là một số mẹo giúp bạn lấy lại hơi thở sau bữa ăn:

  • Nghỉ ngơi trước bữa ăn: Ngồi hoặc nằm xuống và để nhịp thở chậm lại trước bữa ăn.
  • Ăn chậm: Nhai thức ăn chậm và cắn từng miếng nhỏ hơn.
  • Tư thế ngồi: Giữ lưng thẳng để phổi có đủ chỗ giãn nở khi bạn thở.
  • Ăn những thực phẩm không cần nhai nhiều: Khoai tây nghiền, món súp hoặc các thực phẩm mềm khác
  • Tạm dừng giữa các lần nhai nuốt: Tạm thời nghỉ ngơi và hít thở sâu giữa những lần nhai nuốt nếu khó thở.
  • Ăn sớm hơn trong ngày: Điều này có thể hữu ích khi bạn có nhiều năng lượng hơn cho việc ăn uống và các hoạt động khác vào buổi sáng.
  • Bỏ qua thực phẩm gây đầy hơi: Ăn ít thực phẩm khiến bạn đầy hơi hoặc cảm thấy đầy hơi, đặc biệt với các thực phẩm khiến bạn dị ứng. Bạn có thể cân nhắc tránh thực phẩm chiên, đồ uống có ga, một số loại rau và thực phẩm gây đầy hơi khác.

Đọc thêm: Chế độ ăn của người mắc bệnh COPD

  • Ăn nhiều bữa nhỏ: Nếu bạn ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên trong ngày, bụng bạn sẽ không gặp phải tình trạng quá no trong một bữa. Điều này có thể cho phép cơ hoành của bạn có nhiều không gian hơn để lấp đầy không khí vào phổi.
  • Sử dụng oxy: Nếu bạn sử dụng máy tạo oxy tại nhà, hãy cân nhắc sử dụng oxy trong bữa ăn.
  • Uống thực phẩm bổ sung dinh dưỡng: Nếu bạn không thể ăn một chế độ dinh dưỡng thường xuyên do khó thở, bạn có thể cân nhắc dùng vitamin tổng hợp để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Mua mang về: Bạn có thể mua đồ ăn mang về để có không gian và thời gian thoải mái cho mỗi bữa ăn ngay tại căn nhà của mình.

Nguồn tham khảo: BezzyCOPD

Your Shopping cart

Close