Máy trợ thở BiPAP là gì và được sử dụng như thế nào?

0

Thông khí nhân tạo không xâm lấn BiPAP là phương pháp hỗ trợ hô hấp cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về phổi… Trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Bài viết dưới đây mong rằng sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức bạn cần tìm kiếm về máy trợ thở BiPAP và cách sử dụng. 

Máy trợ thở BiPAP là gì?

Máy trợ thở BiPAP thường dùng cho những bệnh nhân có vấn đề về hô hấp

BiPAP là một liệu pháp thông khí nhân tạo không xâm nhập áp dụng cho những bệnh nhân không thể thở theo cách thông thường. Máy BiPAP sẽ hỗ trợ một phần cho hô hấp tự nhiên của bệnh nhân với hai mức áp lực dương liên tục: 

  • IPAP: Áp lực dương thở vào, tương đương với PSV, khi bạn hít vào, máy BIPAP cung cấp nhiều áp suất không khí hơn để bệnh nhân hít được nhiều khí mà không cần gắng sức. 
  • EPAP: Áp lực dương thở ra, tương đương với PEEP, khi bạn thở ra máy sẽ giảm áp suất không khí xuống giúp bệnh nhân dễ dàng đẩy khí CO2 ra ngoài.

Phương pháp này cải thiện trao đổi khí , giảm công hô hấp mà không cần phải đặt nội khí quản giúp người bệnh dễ chịu hơn , tránh được những nguy cơ biến chứng do đặt nội khí quản . Bên cạnh đó phương pháp dễ thực hiện , có hiệu quả cao, chi phí thấp. 

Máy BiPAP được sử dụng như thế nào 

Sử dụng máy trợ thở BiPAP cần theo chỉ định của bác sĩ

Máy BiPAP có thể được sử dụng trong bệnh viện hoặc tại nhà để điều trị cho các trường hợp về hô hấp . Vì là phương pháp không xâm lấn nên máy BiPAP được ưu tiên hơn so với đặt nội khí quản. 

Máy BiPAP thường được sử dụng tại nhà cùng với chỉ định của bác sĩ để điều trị tình trạng y tế như khó thở, ngủ ngáy, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chứng ngưng thở khi ngủ ngoại biên và hội chứng giảm thông khí do béo phì.

Máy còn được sử dụng để đảm bảo thích hợp sau khi bệnh nhân ra khỏi niệu pháp đặt nội khí quản. 

Những chỉ định và chống chỉ định thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP

 Với những bệnh nhân cần thở máy BiPAP cần tham khảo thật kỹ chỉ định của bác sĩ.

Chỉ định thường thấy khi sử dụng máy BiPAP

  • Sau gây mê phẫu thuật 
  • Suy tim 
  • Sau phẫu thuật tim, phổi 
  • Mức độ nhẹ của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, suy hô hấp cấp, phù phổi cấp 
  • Sau khi rút ống nội khí quản
  • hội chứng ngưng thở khi ngủ (OSA)
  • Trẻ em sinh non: mắc cơn ngừng thở, có bệnh lý màng trong, loạn sản phế quản phổi, phù phổi, chảy máu phổi,…

Chống chỉ định 

  • Bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở
  • Điểm hôn mê theo thang glasgow là dưới 10 điểm
  • Có rối loạn nhịp tim và huyết áp không ổn định
  • Tắc nghẽn đường thở và đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn do nhiễm khuẩn. 

Bảng điểm theo thang glasgow

Đáp ứng tốt nhất  Điểm
Mở mắt  Tự nhiên  4
Theo yêu cầu ( gọi )  3
Do véo đau  2
Không đáp ứng  1
Trả lời  Chính xác, lưu loát 5
Đúng, rời rạc  4
Không chính xác 3
Phát ra âm  2
Không trả lời 1
Vận động chi  Làm theo yêu cầu 6
Gạt chính xác 5
Gạt không chính xác 4
Gồng cứng mất vỏ não 3
Gồng cứng mất não 2
Không có cử động nào 1

 

Your Shopping cart

Close