Độ ẩm không khí tác động như thế nào đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

0

Hô hấp trong môi trường ẩm sẽ kích thích các dây thần kinh trong cơ thể, khiến đường thở trở nên co thắt và hẹp hơn bình thường. Độ ẩm cũng tác động tới nồng độ oxy trong không khí, khi quá cao sẽ khiến áp suất thành phần khí giảm, khiến việc hô hấp khó khăn hơn. Bệnh nhân mắc phải phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cần chú ý tới độ ẩm không khí để tránh các đợt cấp phát bệnh.

Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) khiến quá trình lưu thông khí của phổi bị tắc nghẽn với nhiều biểu hiện khác nhau như ho, khó thở, mệt mỏi. Những triệu chứng này thường trở nên nặng hơn khi thay đổi thời tiết như thời điểm giao mùa.

Không khí quá nóng, quá lạnh, quá khô đều có thể coi là yếu tố khiến các đợt cấp bùng phát. Thời tiết quá nhiều gió cũng khiến bệnh nhân trở nên khó thở. Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C hoặc vượt quá 32 độ C cũng khiến việc hô hấp trở nên khó khăn hơn.

Nguyên tắc quan trọng trong việc phòng ngừa đợt cấp là tránh xa những dị nguyên và cần chủ động trong việc chuẩn bị sẵn các thành phần hỗ trợ hô hấp như thuốc và liệu pháp oxy như máy tạo oxy, bình oxy cũng như kiến thức về chăm sóc người bệnh COPD.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với các hoạt động ngoài trời

Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn nên tránh ra ngoài khi thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, nếu vẫn phải ra ngoài thì nên chọn đi vào thời điểm dễ chịu nhất trong ngày tránh thời tiết quá nóng và quá lạnh.

Đối với những tháng mùa hè tránh ra ngoài vào những lúc độ ẩm không khí cao, lúc không khí ô nhiễm nặng nề nhất. Khi nhiệt độ thấp người bệnh nên mặc ấm che chắn miệng mũi tránh không khí lạnh đi trực tiếp vào phổi mà nên làm ấm không khí trước bằng cách thở bằng mũi và nên đeo khăn che cổ.

Đọc thêm: Dị ứng ảnh hưởng tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Độ ẩm không khí tối ưu

Theo các chuyên gia, tính nhạy cảm với độ ẩm của các bệnh nhân COPD là khác nhau. Có những bệnh nhân thích hợp với thời tiết khô, ấm trong khi số khác thích môi trường có nhiều độ ẩm.

Nhìn chung, hầu hết các bệnh nhân thích hợp với không khí có độ ẩm thấp. Độ ẩm không khí lý tưởng là 30%-50%. Để duy trì độ ẩm không khí trong nhà ổn định không phải là điều dễ dàng nhất là đối với những nơi có khí hậu lạnh bởi thế nên dùng máy tạo ẩm kết hợp với hệ thống sưởi để tăng chất lượng không khí là một phương pháp thường thấy.

Khi sử dụng máy tạo ẩm cần phải lưu ý tới việc vệ sinh máy thường xuyên để tạo một nguồn không khí chất lượng. Đối với những nơi không khí ẩm cao thì nên trang bị các máy hút ẩm trong nhà để giảm độ ẩm xuống mức phù hợp.

Khi tắm cũng cần có thông khí để đảm bảo mức độ ẩm tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Mối nguy hiểm khi độ ẩm không khí tăng cao

Độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện để xuất hiện nhiều chất ô nhiễm trong không khí như bụi mịn và vi khuẩn. Phơi nhiễm với những dị nguyên này rất dễ làm cho các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn nặng hơn bao gồm tăng ho, thở rít, đau họng, viêm xoang.

Độ ẩm cao cũng là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển nhất là ở những nơi như: Sàn nhà hoặc tầng hầm, thảm trải, ống nước rò rỉ, phòng tắm và phòng bếp không được thông khí,… Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý tới độ ẩm không khí và cần chủ động các biện pháp phòng tránh bùng phát đợt cấp.

Nguồn tham khảo: Vinmec

Your Shopping cart

Close