Cách chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính tại nhà

0

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do tắc đường thông luồng khí phổi. Bệnh này không thể bình phục hoàn toàn nhưng nếu có phương pháp điều trị và lối sinh hoạt sống khoa học thì sẽ giảm bớt được ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm như thế nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh phổ biến trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Bệnh thường xuất hiện ở những người hút thuốc lá, thuốc lào hay kể cả những người sống cạnh những người hút thuốc.

Hiện nay, COPD là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới với 90% số ca tử vong nằm ở các nước chưa phát triển và các nước đang phát triển. Việt Nam là quốc gia đứng hàng đầu về số ca mắc COPD trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Dấu hiệu nhận biết bệnh COPD

Ho và khó thở là hai biểu hiện hàng đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có một số dấu hiệu đặc trưng như:

  • Ho khạc ra đờm nhưng không phải từ nguyên nhân cảm lạnh, ho lâu ngày hoặc thành từng đợt kéo dài.
  • Thỉnh thoảng thở khò khè và có tần suất xuất hiện ngày càng tăng.
  • Hay bị khó thở, tần suất khó thở tăng theo thời gian. Ban đầu khó thở khi thở gắng sức hoạt động, sau là khó thở ngay cả lúc nghỉ ngơi bình thường.
  • Những người thường xuyên hút thuốc hoặc hay tiếp xúc với khói thuốc, môi trường không khí ô nhiễm, bụi mịn, khí than độc hại.

Đọc thêm: 5 bài tập thở cải thiện sức khỏe cho người bệnh COPD.

Cách chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính tại nhà

Chăm sóc dùng thuốc

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị COPD thường thấy

Sau khi thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc giãn phế quản dạng thuốc uống, thuốc hít hoặc dạng xịt. Người mắc COPD cần thực hiện đều đặn và đúng theo yêu cầu, hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Chăm sóc không dùng thuốc

Việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân sau mỗi đợt cấp tại nhà cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, bao gồm các yếu tốt như sau:

  • Ngừng hút thuốc bởi đây là tác nhân chính gây bệnh và khiến tình trạng trở nặng. Đồng thời, người thân cũng nên đồng hành cùng để giúp người bệnh cai thuốc.
  • Tiêm các vacxin phòng chống nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, cúm.
  • Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh.
  • Ngừng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Khói thuốc, bụi , khói bếp củi than, khí độc.
  • Phát hiện sớm và điều trị các bệnh đang mắc kèm theo.
  • Ăn uống lành mạnh, tránh ăn những đồ ăn gây ra dị ứng gây ra ho khan, khó thở.

Đọc thêm: Cách cải thiện chất lượng không khí trong nhà cho người bệnh COPD.

Duy trì vận động tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tập thở giúp cải thiện tình trạng khó thở của bệnh nhân và cải thiện cả sức khỏe.

Bài tập thở cơ hoành:

  • Đặt 1 tay lên phần ngực cao, tay còn lại đặt dưới bờ sườn, động tác này giúp người bệnh cảm nhận cơ hoành di chuyển theo nhịp thở
  • Hít vào chậm qua mũi cho đến khi phình bụng đẩy bàn tay ở dưới đi lên, cố gắng hóp bụng lại.
  • Sau đó, thở ra bằng phương pháp chúm môi, tay trên ngực vẫn giữ nguyên vị trí. Hít vào: một, hai,.. Thở ra: một, hai, ba, bốn…

Tập vận động:

  • Căng cơ lưng rộng: Đứng thẳng lưng, hai chân rộng bằng vai; Đưa hai tay lên đầu tay này nắm lấy tay kia; Sau đó kéo thẳng lên trên nghiêng người về phía bên phải, giữ thân dưới thẳng, giữ từ 15-30 giây, sau đó đổi bên.
  • Căng cơ tam đầu: Đứng thẳng lưng, hai chân rộng bằng vai; Đưa khuỷu tay trái lên trên và gập cẳng tay; Dùng tay phải nắm khuỷu tay trái,kéo nhẹ khuỷu tay trái hướng về phía đầu,ra phía sau đầu.Giữ 12-30 giây đổi tay.
  • Căng cơ tứ đầu đùi: Đặt 2 tay vào tường ở tư thế cân bằng; Bước chân trái ra sau. Giữ thẳng chân, ấn gót xuống sàn nhà; Đưa hông về phía trước, khụy nhẹ chân phải. Giữ căng khoảng 15 đến 30 giây, lặp lại 2 đến 4 lần mỗi chân.

Việc chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính cần thời gian dài và cần sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ cũng như người nhà. Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn chăm sóc người thân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đọc thêm: Các bài tập thể dục cho người bệnh COPD.

Your Shopping cart

Close