0

Máy trợ thở là dòng máy thở không xâm nhập được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện và tại nhà.

Máy thở không xâm nhập có ưu điểm dễ dàng sử dụng, hiệu quả điều trị cao đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ phổi, viêm phổi kẽ,… hay các hội chứng như ngưng thở tắc nghẽn, ngưng thở khi ngủ. Hãy cùng tìm hiểu về các chế độ (Mode) để hiểu được chức năng của máy trợ thở trong bài viết này nhé.

Các dòng máy trợ thở áp lực dương CPAP, AUTO CPAP

Các máy trợ thở dòng 1 áp lực dương thường được gọi là CPAP

Hầu hết các máy trợ thở dòng 1 áp lực dương ( hay còn gọi là máy thở 1 chiều) đều được trang bị 2 chế độ thở là CPAP (hay còn gọi là CPAP cố định) và chế độ APAP (hay còn gọi là AUTO CPAP)

Chế độ thở CPAP

Máy trợ thở CPAP là phương pháp hỗ trợ cho người bệnh còn khả năng tự thở, bằng cách duy trì áp lực khí cố định cài đặt trong khoảng từ 4-20 cmH2O và liên tục suốt chu kỳ thở máy. Điều này sẽ giúp đường thở không bị xẹp, trợ lực cho bệnh nhân giúp bệnh nhân đảm bảo thông khí.

Máy CPAP thường được bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ từ trung bình đến nặng (mức trung bình AHI từ 16 – 30 cơn/ giờ, mức độ nặng AHI >30 cơn/ giờ)
Bên cạnh đó bác sĩ cũng chỉ định trong trường hợp trẻ em có hệ hô hấp không hoàn thiện như hội chứng suy hô hấp hay thiểu sản phế quản phổi.

Chế độ thở AUTO CPAP

APAP là chức năng một mức áp lực dương liên tục tự động. Khác với chế độ CPAP chỉ cho phép một mức áp lực cố định thì mode APAP cho phép cài đặt khoảng áp lực trong một dải.

Thuật toán của máy sẽ tự động phát hiện các sự kiện ngủ ngáy, ngưng thở, giảm thở và tự động điều chỉnh áp lực phù hợp giúp đường thở không bị xẹp và duy trì thông khí suốt đêm cho bệnh nhân.

Các dòng máy thở BIPAP

Máy trợ thở không xâm nhập áp lực dương 2 thì được gọi là BiPAP

Thở máy không xâm nhập BIPAP – áp lực dương hai thì (áp lực dương thì hít vào IPAP và áp lực dương thì thở ra EPAP) là phương pháp hỗ trợ ưu tiên cho những bệnh nhân COPD ở giai đoạn nặng.

Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh lợi ích to lớn của máy thở trong việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) giúp cải thiện các triệu chứng, giảm thời gian nằm viện, giảm nguy cơ phải đặt ống nội khí quản, giảm nguy cơ tử vong của bệnh nhân..

Các chế độ thở cơ bản của máy BIPAP gồm có mode S, mode T và mode ST.

Mode S (Spontaneou)

Được gọi là chế độ tự động, đây là chế độ tự thở của bệnh nhân, máy trợ thở sẽ hỗ trợ bằng cách chuyển hóa áp suất thở ra hít vào của bệnh nhân. Ở chế độ này máy sẽ tự động đồng bộ theo nhịp thở của bệnh nhân thông qua các cảm biến ở thì hít vào và thì thở ra.

  • Thì hít: Giúp cải thiện trao đổi khí
  • Thì thở ra: Giúp cải thiện thông khí và giảm công thở

Mode T (Timed)

Mode T hay còn gọi là chế độ thở hẹn giờ là sau khi xác lập tần số thở mỗi phút BPM ở thời gian hít vào, thiết bị sẽ tự động chuyển hóa giữa áp suất hít vào và áp suất thở ra theo thông số đã sắp đặt mà không phụ thuộc vào nhịp thở của bệnh nhân.

Mode thở S/T (Spontaneous/Timed)

Mode thở S/T là chế độ thở dùng rộng rãi nhất cho bệnh nhân COPD giai đoạn nặng. Ở chế độ này thiết bị sẽ mặc định ở chế độ tự động nếu hơi thở bệnh nhân bình thường. Tuy nhiên, thiết bị sẽ được chuyển sang chế độ hẹn giờ nếu khoảng cách nhịp thở tự phát của bệnh nhân vượt quá tần số hô hấp xác lập.

Đọc thêm: Cách bảo quản máy trợ thở BiPAP.

Ngoài việc hiểu chi tiết về chức năng của từng chế độ máy thở, các bác sĩ và nhân viên y tế cũng cần cài đặt dải áp lực phù hợp với bệnh nhân và tăng tính hiệu quả cũng như tính thoải mái cho bệnh nhân.

Your Shopping cart

Close