Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một căn bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Tuy không có phương pháp chữa trị bệnh COPD nhưng vẫn có các liệu pháp điều trị để giúp kiểm soát, giảm thiểu các triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh.
Sử dụng thuốc:
Đây là một liệu pháp thường thấy khi điều trị các triệu chứng COPD, một số loại thuốc hay sử dụng bao gồm:
Thuốc giãn phế quản
Thuốc thường có dạng ống hít hoặc phế dung. Hít thuốc sẽ đưa trực tiếp thuốc vào phổi và đường thở của bệnh nhân. Những loại thuốc này giúp mở đường thở bị co thắt, thu hẹp để người bệnh có thể dễ dàng thở hơn.
Có hai loại thuốc giãn phế quản: Thuốc β-agonists và thuốc kháng cholinergic.
Thuốc β-agonists tác dụng ngắn thường gọi là “Thuốc cứu hộ” vì chúng có thể được sử dụng để cải thiện nhịp thở khi người bệnh có các cơn COPD.
Thuốc kháng cholinergic hoạt động bằng cách ngăn chặn hóa chất acetylcholine, nguyên nhân khiến đường thở co lại. Chúng cũng có vai trò làm giảm việc sản xuất và tiết chất nhầy, gây khó khăn cho việc hô hấp.
Corticosteroid
Corticosteroid, chẳng hạn như prednisone, là loại thuốc làm giảm kích ứng và sưng tấy ở đường thở. Corticosteroid đặc biệt hiệu quả nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc kích ứng từ những nguyên nhân:
- Khói thuốc xung quanh
- Nhiệt độ thay đổi tiêu cực
- Khói bụi, khí độc
Corticosteroid có thể được cung cấp thông qua các cách thức
- Ống hít
- Dạng xịt
- Viên thuốc
- Ống tiêm
Tuy nhiên, khi dùng ở dạng viên Corticosteroid có thể có tác dụng phụ:
- Tăng cân
- Giữ nước
- Lượng đường trong máu cao
Nếu dùng lâu dài chúng có thể làm xương yếu đi hoặc làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
Thuốc kháng sinh
Nhiễm trùng đường hô hấp có thể kiến cho COPD ngày càng trở nặng và khi đó bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh.
Thuốc kháng sinh tiêu diệt được vi khuẩn nhưng không tiêu diệt được virus. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm lại để xác định loại nhiễm trùng mắc phải và loại thuốc nào là phù hợp nhất.
Điều trị và phục hồi chức năng phổi.
Liệu pháp oxy
COPD là căn bệnh cản trở khả năng thở của bệnh nhân. Nếu không hít đủ khí oxy, người bệnh sẽ không có đủ oxy trong máu. Để giải quyết tình trạng thiếu oxy bác sĩ có thể đề nghị sử dụng liệu pháp oxy mọi lúc, hoặc có thể chỉ cần sử dụng trong lúc ngủ hay một số hoạt động nhất định.
Liệu pháp oxy có thể giúp bệnh nhân COPD:
- Duy trì các hoạt động với ít triệu chứng hơn
- Bảo vệ tim và các cơ quan khác
- Ngủ sâu hơn, tinh thần tốt hơn
- Kéo dài quãng thời gian sống
Phục hồi chức năng phổi bao gồm:
- Bài tập
- Tư vấn dinh dưỡng và tâm lý
- Đào tạo về quản lý COPD
Phẫu thuật
Phẫu thuật giảm thể tích phổi
Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ sẽ loại bỏ phần phổi bị tổn thương.
Phương pháp này có thể giúp phổi của bạn hoạt động tốt hơn nhưng nó cũng có thể có những rủi ro và không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả. Tuy nhiên đối với một số bệnh nhân nó có thể giúp cải thiện hơi thở và chất lượng cuộc sống.
Ghép phổi
Trong trường hợp nghiêm trọng, lá phổi bị tổn thương có thể được cắt bỏ và thay thế bằng lá phổi khỏe mạnh từ người hiến tặng. Tuy nhiên, hiến phổi có thể xảy ra nhiều rủi ro về nhiễm khuẩn hoặc chính cơ thể bạn đào thải lá phổi mới. Một trong những trường hợp này có thể gây tử vong.
Phẫu thuật chỉnh hình phế quản
Phẫu thuật chỉnh hình phế quản là phương pháp mới hiện đang được thử nghiệm và có thể làm giảm số lượng tế bào sản xuất chất nhầy trong phổi.
Trong quá trình thực hiện ca phẫu thuật, xung điện sẽ phá hủy các tế bào sản sinh ra quá nhiều chất nhầy, mở đường cho các tế bào mới khỏe mạnh phát triển.
COPD ở bệnh nhân lớn tuổi
Hầu hết bệnh nhân đều nhận thấy triệu chứng phổi tắc nghẽn mạn tính đầu tiên ở độ 40 tuổi. Các phương pháp điều trị được chứng minh là đặc biệt có lợi cho bệnh nhân lớn tuổi bao gồm:
- Phục hồi chứng năng phổi
- Bổ sung oxy
- Cai thuốc lá
Đối với một số bệnh nhân lớn tuổi phẫu thuật can thiệp vào phổi có thể có lợi tuy nhiên không phù hợp với bệnh nhân có thêm các bệnh về tim mạch.
Thay đổi lối sống của người bệnh COPD
Từ bỏ hút thuốc lá
Điều đầu tiên và quan trọng nhất được khuyến nghị là bỏ hút thuốc nếu bệnh nhân hút thuốc. Cố gắng tránh xa khói thuốc lá càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, tránh xa những nơi có khỏi bụi, khí độc hại cũng là một lưu ý quan trọng khi bị COPD.
Đọc thêm: Thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp
Ăn kiêng và tập thể dục
Điều quan trọng là phải ăn uống lành mạnh và nên chia các bữa ăn nhỏ, tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
Khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế
Ngay cả khi điều trị các triệu chứng tốt thì cũng có thể gặp phải các đợt cấp từ lý do khách quan như môi trường, thay mùa, gió bão,… Lúc đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu các phương pháp điều trị thông thường của bạn không giúp giảm triệu chứng sau:
- Khó khăn khi đi lại hoặc nói chuyện
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Thở khó và thở dốc
- Môi hoặc móng tay xanh tái
- Đau tức ngực
Đọc thêm: 5 bài tập thở cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân COPD
Nguồn tham khảo: Healthline