Làm gì sau khi được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

0

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng mạn tính, bạn có thể có rất nhiều câu hỏi. Ngoài việc liên hệ với các bác sĩ cũng như nhân viên chăm sóc y tế thì các bước dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn và quản lý dễ hơn căn bệnh này:

Tìm hiểu về bệnh COPD

COPD là viết tắt của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chỉ bệnh khí thũng và viêm phế quản mạn tính. Khi tìm hiểu về căn bệnh này thông qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau thì sẽ cung cấp các kiến thức để sống chung với căn bệnh COPD, bởi đây là căn bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ hạn chế được triệu chứng bệnh.

Đọc thêm: Những lầm tưởng về COPD.

Nhận biết điều gì ảnh hưởng tới căn bệnh COPD

COPD tiến triển dần dần và có thể trở nên trầm trọng theo thời gian. Những người mắc bệnh COPD có thể gặp phải các đợt cấp, nặng hơn là cần sự chăm sóc y tế. Các đợt cấp có thể do các “tác nhân” gây ra COPD như khói thuốc lá, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Các triệu chứng của đợt bùng phát bao gồm:

  • Tình trạng khó thở ngày càng trầm trọng
  • Ho nhiều hơn
  • Mệt mỏi và mất năng lượng
  • Thay đổi màu sắc hoặc lượng đờm

Những triệu chứng này xảy ra bất thường, nhiều hơn so với các triệu chứng gặp thường ngày. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có kế hoạch và các bước cần thực hiện khi gặp phải đượt cấp COPD.

Thực hiện theo kế hoạch điều trị COPD

Không có phương pháp điều trị hoàn toàn cho bệnh COPD, vì thế hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để lập kế hoạch giúp giảm bớt các triệu chứng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Một số cách thức được dùng để hỗ trợ điều trị COPD bao gồm: thuốc, phục hồi chức năng phổi, liệu pháp oxy, cai thuốc lá hoặc các phương pháp điều trị can thiệp, phẫu thuật.

Hiểu cách quản lý COPD

Để làm giảm sự tiến triển tiêu cực của bệnh COPD, các chuyên gia khuyên nên tìm hiểu về cách quản lý COPD, đặc biệt trong sinh hoạt hàng ngày, giúp cơ thể dễ chịu hơn khi hô hấp.

  • Tham khảo tư vấn của bác sĩ và đến gặp bác sĩ theo đúng lịch trình
  • Dùng thuốc điều trị theo đúng quy định
  • Nếu bạn hút thuốc hoặc thuốc lá điện tử thì nên tìm hiểu các phương pháp cai thuốc để cải thiện sức khỏe bản thân
  • Nói chuyện với các chuyên gia về hoạt động thể chất để tăng cường sức khỏe của bạn
  • Chia sẻ với những người thân yêu của bạn về kế hoạch cho tương lai, cách chăm sóc người bệnh COPD về cả thể chất lẫn tinh thần.
  • Học các kỹ thuật thở như thở bụng và thở mím môi để giúp điều chỉnh nhịp thở dễ dàng hơn.
  • Trao đổi với các chuyên gia, bác sĩ về các loại vacxin bảo vệ về đường hô hấp như vắc xin cúm, vắc xin phế cầu khuẩn.

Nguồn tham khảo: Hiệp hội phổi Hoa Kỳ

Your Shopping cart

Close