Hướng dẫn sử dụng máy trợ thở cho bệnh nhân COPD và OSA

0

Máy trợ thở hoặc máy thở không xâm lấn thở qua mặt nạ đang ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại bệnh viện, các cơ sở y tế cũng như là ngay tại nhà để hỗ trợ bệnh nhân COPD và OSA.

Chỉ định và chống chỉ định với máy trợ thở

Chỉ định

Phương pháp thở máy không xâm nhập thường được chỉ định cho những bệnh nhân gặp phải nguy cơ ngừng thở trong khi ngủ hoặc những trường hợp suy hô hấp nghiêm trọng có tỷ lệ tử vong cao. Đây là một số trường hợp cụ thể:

  • Bệnh nhân mắc suy hô hấp do tắc nghẽn phổi mãn tính.
  • Người bị phù phổi cấp.
  • Những người thừa cân hoặc béo phì mắc hội chứng giảm thông khí.
  • Bệnh nhân bị viêm phổi.
  • Các trường hợp cơn hen suyễn cấp tính.
  • Bệnh nhân thở kém sau khi phẫu thuật.
  • Rối loạn nhịp thở do rối loạn thần kinh.
  • Những trường hợp bệnh nhân suy giảm miễn dịch có biểu hiện suy hô hấp hoặc giảm oxy máu.

Lưu ý: Một điều kiện quan trọng là bệnh nhân cần phải tỉnh táo và cơ hô hấp phải hoạt động. Phương pháp này cũng có ưu điểm là giảm nguy cơ biến chứng và tác dụng phụ so với việc sử dụng nội khí quản hoặc mở khí quản.

Sau khi nội khí quản được rút ra, một số bệnh nhân được chuyển sang sử dụng phương pháp thở máy không xâm nhập để hỗ trợ họ trở lại hình thức hô hấp tự nhiên cho đến khi có thể hoàn toàn không cần thiết đến máy hỗ trợ.

Chống chỉ định

  1. Suy hô hấp mức độ nguy kịch:
    • Rối loạn nhịp thở, đe dọa đến ngưng thở
    • Rối loạn huyết động, ngừng tim, ngừng thở
    • Rối loạn tâm thần, rối loạn tri giác
  2. Biến dạng hoặc tổn thương hàm mặt 
  3. Không có khả năng bảo vệ đường thở:
    • Tăng tiết phế quản
    • Ho khạc kém
  4. Bệnh nhân không hợp tác

Các bước cài đặt máy trợ thở trước khi bệnh nhân sử dụng

Để lựa chọn và cài đặt máy trợ thở phù hợp và hiệu quả cho bệnh nhân, ta cần tuân theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn dòng máy trợ thở:

  • CPAP (Continuous Positive Airway Pressure): Thích hợp cho hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • BiPAP (Bilevel Positive Airway Pressure): Dành cho các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ phổi, viêm phổi kẽ, và viêm phổi nặng.

Bước 2: Lựa chọn mode thở phù hợp:

  • Các mode thở như CPAP, APAP, S, T, S/T phải được điều chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh của người bệnh. Xem chi tiết tại bài viết.

Bước 3: Cài đặt áp lực khí phù hợp:

  • Đối với CPAP, mức áp lực khởi đầu từ 3-5 cmH2O, có thể tăng dần lên đến 10-15 cmH2O.
  • Đối với BiPAP, áp lực EPAP và IPAP cần được điều chỉnh để đảm bảo thể tích hít vào (VT) và nhịp thở đạt mức an toàn.

Bước 4: Cài đặt các tính năng thoải mái cho bệnh nhân: Các dòng máy trợ thở hiện nay đều được trang bị các tính năng thoải mái. Đây là phần cài đặt bổ sung ngoài áp lực thở để giúp bệnh nhân dễ chịu từ đó dẫn đến tính tuân thủ cao và nâng cao hiệu quả điều trị.

  • Đặt mục tiêu thể tích hít vào (Target VT).
  • Thiết lập thời gian hít vào lớn nhất và nhỏ nhất (Tmax, Tmin).
  • Điều chỉnh độ nhạy của thì hít vào và thì thở ra.
  • Tối ưu hóa tốc độ tăng dòng khí sử dụng cho bệnh nhân COPD.
  • Đối với bệnh nhân OSA, cài đặt giảm áp lực kỳ thở ra có thể cần thiết.

Bước 5: Theo dõi bệnh nhân thở máy:

  • Theo dõi và đánh giá đáp ứng điều trị, tiến triển của bệnh nhân.
  • Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như lâm sàng, sinh hiệu và tổng trạng.
  • Điều chỉnh các thông số máy trợ thở theo cơ chế phản hồi phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Lưu ý quan trọng: Mọi điều chỉnh và cài đặt phải được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia y tế, và mục tiêu chính là duy trì sự thoải mái và an toàn cho bệnh nhân.

Để tham khảo các loại máy trợ thở chất lượng và được tư vấn từ các chuyên gia, kỹ sư hàng đầu, hãy liên hệ với Homecareshop để có các sản phẩm tốt nhất.

Your Shopping cart

Close