Thông thường, khi bệnh COPD tiến đến giai đoạn cuối, các lựa chọn chữa bệnh vẫn được bác sĩ tiếp tục điều trị để có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và tránh các biến chứng nguy hiểm trong các đợt cấp.
Điều trị COPD giai đoạn cuối
Phục hồi chức năng phổi
Phục hồi chức năng phổi đã được chứng minh là có lợi cho những người mắc bệnh COPD ở tất cả các giai đoạn của bệnh. Theo nghiên cứu, đối với những người mắc bệnh COPD nặng, việc phục hồi chức năng phổi đã cải thiện các triệu chứng cho 92% số người tham gia và giúp giảm 54% số ngày nằm viện.
Tư vấn dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng – một biến chứng thường gặp ở bệnh COPD giai đoạn cuối làm tăng nguy cơ tử vong. Các bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên giúp việc ăn uống trở nên dễ dàng và thoải mái hơn khi bị khó thở.
Thuốc giãn phế quản
Tuỳ vào loại thuốc giãn phế quản sẽ có tác dụng kéo dài khác nhau. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn cũng có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng COPD.
Bổ sung oxy
Oxy làm giảm tình trạng khó thở khi sinh hoạt hằng ngày và cả khi nghỉ ngơi. Liệu pháp oxy không chỉ có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh mà còn có thể cho phép một số người tham gia vào các hoạt động khác (chẳng hạn như phục hồi chức năng và hoạt động thể chất) nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.
Phẫu thuật
Có thể cần nhiều thủ thuật phẫu thuật khác nhau để điều trị COPD giai đoạn cuối. Các loại phẫu thuật này bao gồm:
- Cắt bỏ phổi: Nhằm giảm lượng không khí bị mắc kẹt trong phổi do khí thũng hoặc giãn phế quản
- Phẫu thuật giảm thể tích phổi trong khí thũng, để loại bỏ các mô phổi bị tổn thương và giúp cải thiện nhịp thở tổng thể
- Giảm thể tích phổi qua nội soi phế quản (BLVR), với các van được đặt để hỗ trợ luồng không khí ở những người có một số đặc điểm nhất định của bệnh COPD nặng
- Ghép phổi: Ở những bệnh nhân mắc COPD nặng đủ điều kiện, đây cũng có thể là một lựa chọn điều trị bằng phẫu thuật.
Một số lưu ý giúp giảm triệu chứng COPD
Ngay cả khi bạn đã phát triển bệnh COPD rất nặng, vẫn có một số thay đổi về lối sống mà bạn có thể kết hợp để có kết quả tiến triển tích cực hơn:
- Bỏ hút thuốc: Việc cai thuốc lá rất quan trọng vì hút thuốc tiếp tục gây ra những thay đổi tiêu cực ở phổi khi tiến đến giai đoạn cuối của bệnh COPD.
- Tập thể dục: Nếu được chẩn đoán mắc bệnh COPD, tập thể dục có tác động lớn đến cuộc sống của bạn. Với một số bệnh, các nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục có khả năng đảo ngược tình trạng tuổi thọ bị mất đi. Hãy xem xét một chương trình tập thể dục hàng ngày; ngay cả việc đi bộ nhẹ nhàng vài lần mỗi tuần cũng có thể có lợi.
- Ăn uống lành mạnh: Dinh dưỡng tốt là điều cần thiết vì COPD khiến cơ thể bạn tiêu thụ nhiều calo và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Duy trì chế độ dinh dưỡng sẽ cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết để thở và chống lại nhiễm trùng.
- Luôn lạc quan: Giữ thái độ tích cực khi được chẩn đoán mắc bệnh mãn tính có thể khó khăn nhưng điều này lại có tác động to lớn.
- Thường xuyên xem lại thuốc để điều chỉnh phác đồ điều trị: Đảm bảo bạn nhận được sự kết hợp thuốc tối ưu để duy trì hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
COPD giai đoạn cuối khiến các triệu chứng thường bao gồm khó thở mệt mỏi, khó vận động, khó ngủ và ho mãn tính ngày càng tăng. Mặc dù COPD là một bệnh mãn tính nhưng có một số phương pháp điều trị có sẵn để giúp bạn khỏe mạnh lâu nhất có thể. Thay đổi lối sống, bao gồm tập thể dục và cai thuốc lá, cũng sẽ hữu ích khi xây dựng kế hoạch điều trị.
Nguồn tham khảo: VerywellHealth