Chất lượng không khí ảnh hưởng thế nào đến COPD và các vấn đề sức khỏe khác?

0

Chất lượng không khí đang trở nên ngày càng ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 7 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời. Ô nhiễm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người, đặc biệt là với những bệnh nhân mắc các vấn đề sức khỏe về hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn,…

Ảnh hưởng sức khỏe từ ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí tại thành thị là nguyên nhân chính gây ra các bệnh hô hấp

Các hạt vật chất, bụi mịn khiến không khí trở nên ô nhiễm, điều này có thể tác động tiêu cực đến sức khoẻ tổng thể, gồm cả thể chất và tinh thần của con người. Tuỳ thuộc vào nơi bạn sinh sống, chất lượng không khí sẽ gây nên mức độ nguy hại khác nhau, có thể gây nên một số ảnh hưởng đến sức khoẻ như:

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do ô nhiễm không khí

Theo các nghiên cứu khoa học, gần một nửa số ca tử vong đều từ nguyên nhân hít phải hạt vật chất dẫn đến các bệnh lý liên quan đến tim mạch, từ đó xuất hiện các cơn nhồi máu cơ tim.

Hơn nữa, bệnh tim mạch còn được phát hiện khi tiếp xúc với các hạt vật chất trong thời gian dài, mặc dù mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn môi trường xung quanh.

Nguy cơ các bệnh hô hấp do ô nhiễm không khí

Ho, khó thở là triệu chứng thường thấy khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm

Phổi là cơ quan trực tiếp đón nhận những ảnh hưởng tiêu cực từ ô nhiễm không khí. Các bệnh lý về hô hấp là một trong những mối lo ngại lớn về sức khỏe khi tiếp xúc với không khí đang bị ô nhiễm trầm trọng. Những tác động ngắn hạn có thể gặp:

  • Ho
  • Thở khò khè
  • Hụt hơi

Không những vậy, tiếp xúc thường xuyên với ô nhiễm không khí có thể dẫn đến và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đái tháo đường và ung thư.

Một đánh giá phân tích tổng hợp cho thấy hạt vật chất tăng 10 μg/m3 dẫn đến số lần nhập viện và phải nhập viện điều trị ở bệnh nhân COPD cao hơn.

Đọc thêm: Thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến hệ hô hấp?

Nguy cơ mắc các bệnh ung thư do ô nhiễm không khí

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư liên quan đến chất lượng không khí mà người bệnh tiếp xúc hằng ngày. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh ung thư duy nhất liên quan đến ô nhiễm không khí. Theo các nghiên cứu trước đây, đã tìm ra mối liên kết giữa việc tiếp xúc thường xuyên với ô nhiễm không khí khiến tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư tiêu hóa (dạ dày và gan) và ung thư thanh quản (cổ họng).

Ảnh hưởng sức khỏe tinh thần do ô nhiễm không khí

Chất lượng không khí cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và não bộ của bạn theo nhiều cách khác nhau. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hội chứng sa sút trí tuệ có liên quan mật thiết đến việc tiếp xúc ô nhiễm không khí kéo dài.

Ngoài ra, chúng còn ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận hạnh phúc ở một người. Năm 2023, một nghiên cứu hơn 389.000 người ở Anh đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với nhiều chất ô nhiễm không khí khác nhau như nitơ đioxit và oxit nitric có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng về sức khỏe tâm thần, trầm cảm và lo lắng.

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm không khí?

Hạn chế ra đường vào giờ cao điểm để tránh hít phải khói bụi ô nhiễm

Hạn chế ra đường và tham gia giao thông vào giờ cao điểm để tránh khói bụi.

Với tình hình hiện tại, bạn không thể kiểm soát hay loại bỏ hoàn toàn được các chất gây ô nhiễm trong không khí, tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số cách đơn giản dưới đây để cải thiện chất lượng không khí trong nhà giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình:

  • Hãy luôn đeo khẩu trang khi ra đường, nhất là ở những nơi có nhiều khói bụi. Lưu ý, hãy đeo khẩu trang ôm sát mặt để ngăn cản bụi bẩn trong không khí có thể lọt qua
  • Hãy tìm kiếm và chọn những nơi thoáng mát, nhiều cây cối để tập thể dục hoặc chạy bộ. Đừng nên tập thể dục ngoài trời nếu tình trạng ô nhiễm không khí nặng.
  • Sử dụng máy lọc không khí để giảm tải mức độ ô nhiễm không khí trong nhà, đảm bảo phù hợp với diện tích không gian phòng. Máy lọc không khí nên đặt ở nơi bạn thường xuyên sử dụng, chẳng hạn như phòng ngủ, phòng làm việc và đảm bảo các cửa sổ được đóng kín.
  • Sử dụng băng dính xung quanh cửa sổ, bịt kín các khe hở để ngăn bụi mịn lọt qua.
  • Nếu đang ở những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao, hãy thay quần áo sau khi trở về nhà.
    Khi sử dụng điều hòa không khí trung tâm, hãy chuyển chế độ cài đặt sang chế độ tuần hoàn không khí.
  • Nếu có thể, hãy sống cách xa các khu công nghiệp và đường lớn.

Nguồn tham khảo: Viện Nghiên cứu và Đào tạo Y Dược An Sinh

Your Shopping cart

Close