Máy trợ thở không xâm lấn BIPAP và CPAP là hai thiết bị tương đối phổ biến trong việc hỗ trợ cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và chứng ngưng thở khi ngủ (OSA). Để máy có tuổi thọ cao và hiệu quả khi sử dụng thì cần phải thường xuyên vệ sinh theo hướng dẫn dưới đây.
Cách vệ sinh thân máy và bình làm ẩm
Vệ sinh thân máy: Duy trì sạch sẽ cho thân máy là một quy trình đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn ẩm để lau sạch bề mặt máy và màn hình mà không làm ướt bên trong. Đây là phần ít bị bẩn nên chỉ cần được vệ sinh khoảng 1-2 tháng một lần.
Vệ sinh bình làm ẩm: Đối với bình làm ẩm, đó là phần giữ nước giúp không khí trở nên ẩm không bị khô. Bình này thường chứa nước và có thể tích tụ cặn đá vôi. Để làm sạch cặn đá vôi, bạn có thể sử dụng chanh hoặc dấm khoảng 3 tháng một lần, và vệ sinh bình làm ẩm bằng khăn ẩm khoảng 2 lần mỗi tuần.
Vệ sinh màng lọc bụi: Màng lọc bụi ở phần cửa hút gió là nơi cần thường xuyên vệ sinh. Thời gian vệ sinh có thể linh hoạt tùy thuộc vào môi trường sống của người sử dụng. Thông thường, việc vệ sinh màng lọc bụi nên được thực hiện từ 1-2 tuần một lần.
Cách vệ sinh phụ kiện máy trợ thở
Đây là những bộ phận thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân vì thế cần giữ các phụ kiện này luôn sạch sẽ và vệ sinh.
Vệ sinh mặt nạ, ống thở và dây đeo đầu:
- Ngâm 10 phút trong nước xà phòng pha loãng
- Dùng bàn chải đánh răng cọ rửa nhẹ nhàng
- Rửa lại bằng nước sạch
- Dùng khăn thấm nước để khô tự nhiên
Lưu ý: Không được rửa bằng cồn, thuốc tẩy, nước Javen. Không phơi nắng hay sấy. Nếu đáy hộp có cặn vôi thì nên ngâm giấm trước 10 phút rồi rửa sạch.
Các bộ phận này người dùng nên vệ sinh thường xuyên vào mỗi tuần.
Thay miếng lọc bụi:
- Mở nắp che lọc bụi, lấy miếng lọc cũ ra
- Thay miếng lọc mới, gắn nắp che lại (không tái sử dụng miếng lọc, dùng đúng miếng lọc của hãng máy)
Máy trợ thở cần được theo dõi để bảo dưỡng và cần phải sửa chữa khi có dấu hiệu bất thường ngay tránh ảnh hưởng tới các chức năng của máy.
Đọc thêm: Cách bảo quản máy trợ thở BiPAP giúp tăng tuổi thọ máy.