Cách điều trị COPD ở giai đoạn đầu

0

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một rối loạn viêm đặc trưng bởi sự hạn chế luồng không khí vào và ra khỏi phổi. Căn bệnh này ảnh hưởng đến hơn 600 triệu người trên toàn thế giới và gây ra hơn 4 triệu ca tử vong hàng năm.

Theo các chuyên gia, COPD được chia thành bốn giai đoạn, trong đó giai đoạn nhẹ nhất là giai đoạn I. Nếu bạn được chẩn đoán mắc COPD giai đoạn I, điều đó có nghĩa là khả năng làm đầy phổi của bạn đến mức tối đa hoặc đẩy không khí ra ngoài đã bị ảnh hưởng.

Trong một số trường hợp, rất khó có thể nhận biết dấu hiệu bệnh bởi giai đoạn này có ít triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy một số dấu hiệu trên hãy đi kiểm tra sức khoẻ:

  • Thở có tiếng khò khè
  • Ho nhẹ nhưng dai dẳng
  • Mệt mỏi
  • Hụt hơi

Hãy ngừng hút thuốc ngay hôm nay

Hút thuốc là nguyên nhân chính của bệnh COPD

Hút thuốc là nguyên do chủ yếu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bỏ hút thuốc là điều bạn cần làm ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Việc cai thuốc không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn về thể chất và tinh thần mà còn có thể làm chậm đáng kể sự tiến triển của bệnh.
Bởi hút thuốc làm tổn thương các túi khí (phế nang), đường thở và niêm mạc phổi của bạn, tổn thương ở đó có thể khiến bạn khó hít vào và thở ra hơn. Hút thuốc cũng có thể gây ra cơn bùng phát COPD.

Việc từ bỏ hút thuốc có thể khó khăn nhưng bạn có thể thử một số phương pháp sau:

  • Hãy bỏ hút thuốc với tâm thế quyết tâm nhất. Cai thuốc cách triệt để ngay lập tức thay vì giảm dần hoặc chuyển sang nhãn hiệu thuốc có hàm lượng nicotin thấp.
  • Hãy thử viết nhật ký để củng cố những lý do khiến bạn muốn bỏ thuốc và xác định loại bỏ những yếu tố có thể khiến bạn muốn hút thuốc.
  • Tránh xa những người hút thuốc khác hoặc những nơi có người hút thuốc.
  • Tập thể dục, đạp xe, chạy bộ để quên đi cảm giác thèm thuốc lá.

Đọc thêm: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Tiêm ngừa bệnh cúm và viêm phổi

Theo Chương trình Chiến lược toàn cầu về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (The Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease – GOLD), tiêm phòng cúm hàng năm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở những người mắc bệnh COPD khoảng 50%. Vắc -xin viêm phổi cũng được khuyến khích cho những người từ 65 tuổi trở lên để giảm nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn tốt hơn.

Những người mắc bệnh COPD có chức năng phổi bị tổn hại, do đó có nguy cơ mắc bệnh cúm cao. Khi viêm phổi phát triển, tổn thương gây ra cho phổi có thể không thể phục hồi được. Nếu bạn đang sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, việc ngăn ngừa bệnh cúm và viêm phổi là rất cần thiết.

Sử dụng thuốc giãn phế quản theo quy định

Sử dụng thuốc giãn phế quản hỗ trợ điều trị COPD

Thuốc giãn phế quản giúp làm chậm sự tiến triển của COPD, các bác sĩ có thể khuyên dùng nếu bạn đang gặp phải bất kỳ cơn bùng phát hoặc khó thở nào. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn như Albuterol hoặc Proventil (còn được gọi là thuốc hít cấp cứu) được sử dụng khi cần thiết để giảm các triệu chứng hô hấp dai dẳng hoặc trầm trọng.

Điều chỉnh thói quen ăn uống lành mạnh

Mặc dù chế độ ăn uống lành mạnh không thể chữa khỏi bệnh COPD nhưng nó có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và cung cấp nhiều năng lượng hơn cho mọi hoạt động hàng ngày, bao gồm cả việc thở.

Trên thực tế, COPD gây căng thẳng rất lớn cho cơ thể bạn và đốt cháy tất cả năng lượng bạn nhận được từ việc ăn uống. Do đó, những người mắc COPD thường sẽ cần tăng lượng calo nạp vào, lý tưởng nhất là bằng các thực phẩm lành mạnh giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical.

Ăn uống đúng cách cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, từ đó, giúp chống lại bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào thường gặp ở những người mắc bệnh COPD.

Đọc thêm: 4 cách kiểm soát đợt cấp COPD.

Thường xuyên tập thể dục

Tầm quan trọng của việc tập thể dục hàng ngày thường bị bỏ qua khi lập kế hoạch điều trị COPD bởi nó đòi hỏi một mức độ cống hiến nhất định và thậm chí có một chút khó chịu khi bạn mới bắt đầu.

Ngoài những lợi ích sức khỏe rõ ràng, một chương trình tập thể dục hiệu quả có thể giúp bạn lấy lại cảm giác kiểm soát cuộc sống, đồng thời nâng cao tình trạng sức khỏe dù bệnh của bạn nhẹ hay nặng.

Để tận dụng tối đa các bài tập thể dục, hãy bắt đầu bằng cách đánh giá khả năng chịu đựng cũng như sức bền của bản thân. Điều này sẽ cho phép bạn biết bạn có thể quản lý được bao nhiêu bài tập một cách hợp lý khi mới bắt đầu.

Bạn có thể gặp một chuyên gia thể dục hoặc bác sĩ để họ có thể tư vấn và lập cho bạn một kế hoạch cũng như cường độ tập luyện hợp lý (lý tưởng nhất là thực hiện 3-4 lần/tuần).

Nguồn tham khảo: VerywellHealth

Your Shopping cart

Close