Theo các chuyên gia y tế , bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường phát triển bởi những tổn thương phổi do viêm phế quản lâu năm. Bệnh thường bắt đầu với những triệu chứng rất nhẹ khiến người mắc phải chủ quan sau đó tiến triển nặng dần theo thời gian. Do đó, 4 giai đoạn của COPD được đưa ra nhằm giúp các bác sĩ, người bệnh xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Giai đoạn 1:
Bỏ hút thuốc là một trong những yếu tố giúp giảm thiểu triệu chứng COPD.
Ở giai đoạn 1, người bệnh thường khó phát hiện ra COPD vì có một số dấu hiệu thông thường khiến người họ chủ quan như ho kéo dài, ho khan, ho có đờm và khó thở khi gắng sức.
Do dấu hiệu nhận biết trong giai đoạn này không rõ ràng nên các chuyên gia khuyên những người thường xuyên hút thuốc lá, những người tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm, khói bụi nhiều đi đến bệnh viện thăm khám.
Nếu phát hiện bệnh COPD ở giai đoạn 1, các bác sĩ thường khuyên người bệnh bỏ thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, tránh các tác nhân gây hại như khói bụi, nấm mốc, nước hoa,…
Ngoài ra, bác sĩ khuyên nên tiêm phòng cúm theo định kỳ để tăng cường hệ thống miễn dịch bởi căn bệnh cúm có thể là nguyên nhân làm trầm trọng hơn triệu chứng của COPD.
Đọc thêm: Nhận biết bệnh COPD qua âm thanh hơi thở.
Giai đoạn 2:
Giai đoạn 2 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã có thể ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng ở giai đoạn này rõ ràng hơn: Ho có đờm mạn tính vào buổi sáng, mệt mỏi, thở khò khè.
Bệnh nhân ở giai đoạn này có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giãn phế quản. Bên cạnh đó, người bệnh vẫn nên tập thể dục thường xuyên, tránh xa tác nhân phát bệnh và chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp giảm ảnh hưởng của COPD tới cuộc sống và gia tăng tuổi thọ.
Đọc thêm: 5 bài tập thở để cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân COPD.
Giai đoạn 3:
Ho thường xuyên là một triệu chứng thường thấy ở người COPD.
Giai đoạn này chỉ số đo chức năng hô hấp chỉ còn khoảng 30-50%. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như ho nhiều, nhịp thở nhanh, nhiễm trùng đường hô hấp, hay nhức đầu vào buổi sáng và kèm cảm giác đau do chân sưng.
Các bài tập thể dục thường xuyên, bài tập thở, các loại phục hồi chức năng khác được khuyên dùng trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, bác sĩ chỉ định dùng thuốc hít steroid để giảm viêm phổi, liệu pháp oxy bổ sung cho người thường hay bị thiếu oxy khi nghỉ ngơi.
Đọc thêm: Lựa chọn điều trị cho COPD là gì?
Giai đoạn 4:
Khi ở giai đoạn cuối của bệnh, những tổn thương ở phổi sẽ khó có thể phục hồi. Những triệu chứng ở giai đoạn 4 gồm: cảm giác khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, mức oxy trong máu thấp, sụt cân, nhức đầu, các sinh hoạt hàng ngày dần bị hạn chế,.. Ngoài ra, bệnh có thể kèm theo tăng huyết áp, tăng nhịp tim hoặc nhiễm trùng nặng.
Các liệu pháp điều trị có thể vẫn như các giai đoạn trước. Nếu mức độ hoạt động của phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng các bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc giãn phế quản, thuốc hít, liệu pháp oxy bổ sung hoặc điều trị phẫu thuật như phẫu thuật giảm thể tích phổi, ghép phổi.
Nguồn tham khảo: Verywell Health