3 đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Những đối tượng dễ mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
0

Nếu thuộc một trong ba nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hãy chú ý đến sức khỏe của mình và có các biện pháp phòng chống từ sớm. Việc chủ động phòng ngừa bệnh sẽ giúp bạn yên tâm làm việc, vui chơi và giảm thiểu rủi ro biến chứng trong tương lai.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay COPD, là một tình trạng mà người bệnh gặp khó khăn khi thở, nhiều trường hợp phải gắng sức. Họ có thể bị khó thở suốt cả ngày lẫn đêm mà không phụ thuộc vào thời tiết. Tình trạng này tiến triển qua thời gian dài và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi đối với:

  • Các hạt bụi.
  • Khí độc hại từ thuốc lá và thuốc lào.

Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh COPD không thể chữa khỏi hoàn toàn và sẽ ngày càng nặng nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh là rất quan trọng, giúp điều trị hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng.

Các dấu hiệu điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:

  • Ho kéo dài.
  • Khạc đờm.
  • Khó thở khi gắng sức.

Ngoài ra, tùy từng người, có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Đau ngực.
  • Sốt.

Ban đầu, người bệnh có thể ho ngắt quãng, nhưng sau đó tần suất ho sẽ tăng lên, có thể ho suốt cả ngày, nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, dịch đờm thường trong và nhầy, lượng ít sau mỗi lần ho. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không có biểu hiện ho hay khạc đờm, mà triệu chứng chính là khó thở tăng dần theo thời gian. Đầu tiên, khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức làm việc gì đó, nhưng dần dần, triệu chứng này sẽ xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, không làm gì.

Đọc thêm: Phân biệt bệnh lao phổi với phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Những ai dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Môi trường độc hại là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:

  • Những người có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào trong nhiều năm.
  • Những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm do bụi mịn, khí thải, khí độc công nghiệp (như thợ mỏ, thợ xây dựng,…).
  • Những người thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin do di truyền.

Nếu bạn thuộc các nhóm nguy cơ trên và có thêm các triệu chứng như ho, khạc đờm, khó thở, cần đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra. Dựa trên mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội trú hoặc ngoại trú.

Nhận biết sớm và điều trị kịp thời có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong, ngăn chặn suy giảm chức năng hô hấp. Điều này rất quan trọng vì bệnh COPD là một trong những nguyên nhân dẫn đến tàn phế và làm giảm chất lượng sống của người bệnh.

Đọc thêm: Những lầm tưởng về COPD.

Ảnh hưởng xấu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

ADN cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay rất phổ biến và có xu hướng gia tăng, nhất là tại các nước ở khu vực Đông Nam Á như Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người chưa nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm và tác động của bệnh đến sức khỏe. Do đó, những triệu chứng ban đầu dễ bị xem nhẹ, khiến nhiều người chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã tiến triển nặng hoặc gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh bao gồm:

  • Tăng áp lực động mạch phổi.
  • Tràn khí màng phổi.
  • Suy tim.
  • Tử vong.

Ngoài ra, nếu không được kiểm soát tốt từ đầu, bệnh còn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống:

  • Giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không ngon giấc và dễ tỉnh giấc giữa đêm.
  • Giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và học tập.
  • Các hoạt động và công việc hàng ngày trở nên khó khăn.
  • Tăng cảm giác lo lắng và căng thẳng.

Đọc thêm: Triệu chứng tức ngực khi mắc COPD.

Your Shopping cart

Close